Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin
– Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có nhiều dạng bài biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thì diện hệ thống cấp bậc của thông tin;…
Bài luận về bản thân
– Những tri thức học được qua sách vở và những trải nghiệm trong cuộc sống không chỉ giúp bạn hiểu biết thêm về con người và thế giới xung quanh, mà còn gợi cho bạn những suy ngẩm về bản thân: bạn là ai, mong muốn, ước mơ, niềm tin, giá trị sống của bạn; đâu là thế mạnh của bạn; với tư cách là một cá nhân, bạn có mối quan hệ như thế nào với người khác, với thế giới tự nhiên; mỗi lựa chọn của bạn có tác động gì tới cuộc sống của chính bạn và của người khác,…. Những suy nghĩ, quan điểm, kiến giải đó có thể được trình bày dưới dạng một bài luận với bản thân.
– Bài luận với bản thân là một loại văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết, có lập luận chặt chẽ và bằng chứng đáng tin cậy. Tuy nhiên khác với bài nghị luận về một vấn đề xã hội, bài luận về bản thân thường hướng vào việc bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ của chính người viết. Sự chân thành, sâu sắc trong suy ngẫm của người viết là yêu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của kiểu văn bản này. Viết một bài luận về bản thân là thực hành nhìn lại chính mình, tự ý thức về giá trị của chính mình – điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cuộc sống.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống):
Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn mang trong mình khao khát chinh phục tự nhiên. Và cuộc sống càng hiện đại, phát triển, con người càng chứng tỏ khả năng chinh phục, chiếm lĩnh thế giới của mình. Tuy nhiên, có lẽ con người không nên tự coi mình là chúa tể bởi vạn vật trên thế giới, không chỉ con người đều có quyền bình đẳng và làm chủ cuộc sống của mình.
* Trong khi đọc
1. Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi
– Tác giả đặt ra hàng loạt câu hỏi nhằm mục đích khơi lên trong bạn đọc mối thắc mắc, quan tâm, thu hút sự chú ý của bạn đọc vào những câu hỏi có vấn đề: giá trị của con người là gì?, Từ đó, tác giả dẫn dắt bạn đọc tự tìm kiếm câu trả lời thông qua quá trình tìm hiểu văn bản.
2. Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?
– Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.
3. Xác định 2 từ khoá nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn
– các nút (con người) – mạng lưới (thế giới)
4. Chú ý phép điệp trong văn bản
– Chúng ta từng tin rằng ….. Chúng ta từng nghĩ rằng…..Chúng ta có cùng….. Chúng ta giống như…..
5. Chú ý các lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”
– Lí lẽ: Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.
– Dẫn chứng: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta, một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta; và não tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.
6. Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn
– Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.
7. Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
– Hình ảnh ngôi nhà được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên” Tự nhiên là nhà của chúng ta và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà cửa của mình.
* Sau khi đọc
Nội dung: Văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lô Rô-ve-li đã lí giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên. Quan điểm ấy được thể hiện qua các luận điểm:
+ LĐ1: Con người là những chủ thể biết quan sát thế giới
+ LĐ2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới
+ LĐ3: Con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên
+ LĐ4: Tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình
Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới:
+ trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.
+ chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.
+ tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.
+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.
– Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng bằng chứng là những thông tin khoa học, được mọi người công nhận:
+ Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hoá ra không phải vậy….chúng ta học được mình là ai.
+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây khác trên trời……thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.
– Những thông tin khoa học trong văn bản giúp lí lẽ của người viết có căn cứ đúng đắn, thuyết phục được người đọc, người nghe.
Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Yếu tố miêu tả:
+ chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi
+ chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung chính xác và cụ thể về vị trí, vai trò của con người đối với thế giới tự nhiên.
– Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy.
+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ…Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.
+ Thật là quyến rũ đến mê hồn.
=> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh vào những quan điểm của cá nhân người viết, từ đó tăng thêm sự chú ý, thuyết phục của bạn đọc.
– Các biện pháp tu từ:
+ So sánh: Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong thiên hà.
+ Điệp cấu trúc: chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hóa ra không phải vậy. Chúng ta từng tin rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loại tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thầy quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông…..
+ Liệt kê: một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chưa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến, virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi;….
=> Tác dụng: giúp những luận cứ của tác giả trở nên sống động, cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.
Câu 4 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của một người trong cuộc. Trong đó, tác giả vừa thể hiện thái độ mang tính khách quan khi trình bày những bằng chứng khoa học, vừa thể hiện thái độ mang tính chủ quan khi bộc lộ những đánh giá của bản thân.
Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả cho rằng khả năng nhận thức của con người về thế giới đang dần tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi “bến bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”.
Câu 6 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhận định của tác giả thể hiện những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. “Tự nhiên là nhà của chúng ta” bởi con người được sinh ra bởi tự nhiên và được tự nhiên bao bọc. “Sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” bởi con người có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân, khám phá tự nhiên theo nhu cầu của bản thân. Tuy vậy, con người không thể làm chủ tự nhiên bởi đó là một thế giới vô cùng bí ẩn mà không ai có thể đào sâu khám phá hết.
* Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Gợi ý
Nhận định kết thúc văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lô Rô-ve-li đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc: “Bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”. Câu nói ấy đã gợi lên cho chúng ta niềm khao khát khám phá thế giới trong hành trang cuộc sống của mình. Con người tuy là chủ thể có bộ não bậc cao trong thế giới tự nhiên nhưng chúng ta cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé của thế giới ấy. Tự nhiên là một thế giới vô cùng rộng lớn, kì bí mà con người sẽ không bao giờ có thể khám phá hết được. Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, chúng ta không phải là những con người hoàn hảo, toàn vẹn trong mọi lĩnh vực. Mỗi chúng ta đều là những mảnh ghép còn mang trong mình những khuyết điểm, vì vậy không nên quá tự mãn về bản thân mà phải luôn tìm tòi, học hỏi, khao khát khám phá và hoàn thiện bản thân.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 104, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Tôi luôn cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.
– Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn thường dựa vào những góp ý của bạn bè, người thân. Tôi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.
* Trong khi đọc
1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
– Nhân vật trữ tình là một người lữ hành. Người đó đang đứng trước lựa chọn giữa hai ngã rẽ trên đường.
2. Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
– Lối rẽ bên này: đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây
– Lối rẽ bên kia: cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi
3. Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
– Nhân vật chọn lối mòn ít có ai đi.
* Sau khi đọc
Nội dung: Bài thơ “Con đường không ai chọn” của Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, không đi theo những lối mòn.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
“Con đường” trong bài thơ là ẩn dụ chỉ hành trình trên đường đời của mỗi con người.
“lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
Câu 2: (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.
Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Hai lối rẽ trong rằng giống nhau nhiều hơn bởi cả hai lối đều vàng rực lá và đều có vệt mòn. Chính vì hai lối rẽ quá giống nhau nên nhân vật trữ tình băn khoăn, trăn trở không biết nên lựa chọn con đường nào.
Câu 4 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta cũng không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Bởi nêu không lựa chọn, anh ta sẽ mãi dừng chân tại chỗ, không bước tiếp. Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp túc bước đi trên hành trình của mình.
Câu 5 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhân vật trữ tình cuối cùng đã đưa ra lựa chọn “lối mòn ít có ai đi”. Nhân vật trữ tình không thật sự tin rằng lối rẽ đó tốt hơn bởi anh ta đã tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng: “Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài”. “Tiếng thở dài” được nhân vật hình dung như ẩn chứa sự nuối tiếc, trăn trở về con đường mình đã chọn và con đường không chọn.
Câu 6 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tôi rất đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình. Bới trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn, từ những việc nhỏ nhất. Chúng ta luôn băn khoăn bởi không biết đâu là lựa chọn tốt hơn và liệu mình có nuối tiếc với quyết định cuối cùng không.
Câu 7 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thông điệp từ bài thơ: “Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi / Và điều đó đã làm thay đổi tất cả”. Thông điệp ấy gợi trong tôi suy nghĩ về những quyết định lựa chọn trên đường đời của mình. Mỗi người cần phải có một hướng đi riêng, không nên đi theo lối mòn của nhiều người.
* Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Cuộc đời mỗi người là một hành trình dài bất tận. Và trên hành trình ấy, chúng ta luôn phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách, đưa ra vô vàn những quyết định. Vậy làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Để đưa ra những lựa chọn đúng đắn trên đường đời, trước hết chúng ta phải xác định được hướng đi của mình là gì và đích đến của chúng ta là đâu. Mục tiêu, ước mơ, hoài bão là kim chỉ nam dẫn đường, vì vậy, hãy kiên định với hướng đi của bản thân. Chúng ta đừng vì lối mòn của những người đi trước mà đánh mất chính mình, hãy lí trí trước những lựa chọn để tìm ra hướng đi phù hợp nhất.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 107 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Mỗi lựa chọn của chúng ta trong hôm nay đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai, bởi nó sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
– Để đưa ra lựa chọn đúng trong cuộc đời, chúng ta cần xác định được mục tiêu của bản thân, năng lực của bản thân để từ đó xác định con đường phù hợp với chính mình.
* Trong khi đọc
1. Dự đoán nội dung sẽ được trình bày trong văn bản
– Nội dung tác phẩm kể về lựa chọn của nhân vật “tôi”.
2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
– Người viết đã đưa ra 2 tình huống lựa chọn: đó là hai chương trình học ngoại ngữ cổ điển và hiện đại.
3. Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết
– Cuộc đời chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp….Cuộc đời dù tiến hay lùi vẫn phải tiếp tục bước đi.
4. Chú ý cách lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận
– Tác giả đã đưa ra những nghịch lý về mối quan hệ giữa lựa chọn của bản thân và số phận của mình. Những lựa chọn của tác giả thường không đi đến một kết cục như lựa chọn đặt ra: tốt nghiệp làm kĩ sư nhưng chưa bao giờ mơ làm kĩ sư và chưa bao giờ thiết kế cây cầu hay xây dựng con đường nào cho ai đi. Cuối cùng, nhân vật “tôi” đã làm tư vấn kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học, làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ. Đó là những công việc mà “tôi” chưa từng được học nhưng số phận đã dẫn nhân vật đến lựa chọn đó.
5. Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết
– Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
– Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.
6. Chú ý giọng điệu của người viết
– Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
* Sau khi đọc
Nội dung: Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Mục đích của bài viết nhằm gửi gắm đến bạn đọc thông điệp hãy trân trọng những giá trị mà chúng ta đạt được trên hành trình cuộc đời: mỗi người đều đang là một kẻ tìm đường, tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, thành công và hạnh phúc không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi mà nằm ở những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
Câu 2 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm
– Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ chặt chẽ khi tác giả chia sẻ về những lựa chọn của con người trên đường đời:
+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.
+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.
+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.
– Hệ thông bằng chứng chân thực, xác đáng: đó là câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả.
Câu 3 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Yếu tố tự sự: tác giả kể về câu chuyện lựa chọn ngành học của mình cùng bố mẹ (Năm mười bốn tuổi….hoạt động xã hội nhiều hơn), câu chuyện nghề nghiệp của tác giả (Tôi sang Pháp năm mười bảy tuổi….Bồ Đào Nha)
=> Tác dụng: việc kể lại trải nghiệm của bản thân là một dẫn chứng cụ thể, xác đáng, giúp văn bản thêm tính chân thực, đáng tin cậy, từ đó tăng tính thuyết phục đối với bạn đọc.
– Yếu tố biểu cảm: tác giả bày tỏ những suy nghĩ cá nhân về hành trình cuộc đời của mình. (Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kì. / Suốt cuộc đời tôi đã mấy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù…/ Suốy cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan…)
=> Tác dụng: giúp tác giả có thể nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải, tạo được mối liên kết gần gũi giữa người viết và người đọc, từ đó tạo được sự tin tưởng và thuyết phục từ bạn đọc.
Câu 4 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả đặt tên nhan đề là “Một đời như kẻ tìm đường” nhưng lại viết“cả cuộc đời tìm đường đi rồi mãi từ lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm” vì chỉ khi đã trải qua những thăm trầm của cuộc đời, tích luỹ được những trải nghiệm cuộc sống, con người mới nhận ra, đường là do chính bản thân mình tạo ra. Sẽ không có một con đường đúng đắn nào được định sẵn để chúng ta lựa chọn, bất kì con đường nào cũng dẫn tới thành công và hạnh phúc bởi nó nằm ở những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên hành trình đi qua. Vì vậy, tác giả không tự mâu thuẫn với chính mình mà tác giả nhận ra: tìm đường là một việc ý nghĩa – đó là biết cho đi, gieo thành công và hạnh phúc trên hành trình cuộc đời mình.
Câu 5 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Luận điểm khiến tôi tâm đắc nhất là: “Cuộc đời dù tiến hay lũi, vẫn phải tiếp tục bước đi”. Đúng vậy, cuộc đời là một cuộc hành trình, vì vậy, chúng ta không thể mãi đứng lại một chỗ. Dù lựa chọn con đường nào, chúng ta cũng phải bước tiếp bởi bất kì con đường nào chỉ cần chúng ta bước đi bằng cả tinh thần, nhiệt huyết, trách nhiệm, chắc chắn sẽ gặt hái được hạnh phúc và thành công.
Câu 6 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một hướng đi riêng, có một sự lựa chọn riêng. Không ai có thể bắt chúng ta đi theo con đường của họ hay bắt ta dừng lại trên con đường của chính mình. Hướng đi trong cuộc sống mỗi người phụ thuộc vào ý chí, năng lực và mục tiêu của bản thân người đó, vì vậy, chúng ta hãy cứ đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với chính mình, tin tưởng vào con đường đã chọn và luôn cố gắng tạo ra thật nhiều giá trị tốt đẹp trên hành trình của mình.
* Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời
Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tuy nhiên, may rủi không phải lúc nào cũng xuất hiện, điều quyết định đến số phận con người chính là ở lựa chọn của chính chúng ta. Nếu ta lựa chọn một hướng đi phù hợp với bản thân, ta sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công và hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta đưa ra những quyết định sai lầm, nhanh chóng nản lòng, chán nản với lựa chọn của mình thì sẽ chỉ nhận lại những thất bại. Thế nhưng, dù con đường bạn lựa chọn là đúng hay sai, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình thay đổi, bởi thành công, hạnh phúc không phải đích đến mà chính là những giá trị chúng ta gieo trồng ngay trên hành trình cuộc đời mình.
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Các phương tiện phi ngôn ngữ được tích hợp trong sơ đồ gồm: hình ảnh, màu sắc, đường nét, số liệu
+ Hình ảnh: là những đường tròn với tâm điểm là “Tôi của tương lai” và các tiêu chí cần đạt: tài chính, sở thích, cống hiến, công việc, gia đình.
+ Màu sắc: Mỗi màu sắc được sử dụng trong một hình tròn sẽ đại diện cho một tiêu chí mà người viết đặt ra
+ Đường nét: mỗi tiêu chí do người viết đặt ra được cụ thể hoá bằng một đường thẳng, ghi chú lại những mốc thời gian và mục tiêu cần đạt được
+ Số liệu: ghi chú lại những giai đoạn người viết phải hoàn thành mục tiêu đề ra
=> Tác dụng: các phương tiện phi ngôn ngữ giúp người viết có thể sơ đồ hoá những mục tiêu trong tương lai của mình một cách trực quan, sinh động. Dựa vào đó, người viết có thể xác lập cho mình những mục tiêu sống rõ ràng, cụ thể và có thêm động lực để hoàn thành những mục tiêu đó.
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Sơ đồ: Thông tin được cung cấp từ các sự vật
Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bạn phải viết một bài luận về bản thân: chia sẻ một trải nghiệm, viết bài luận để xin học bổng, viết thư giới thiệu để xin việc, viết đơn ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,…. Bài luận với bản thân là cơ hội để bạn thể hiện góc nhìn, cá tính và điểm mạnh của mình.
Yêu cầu
– Xác định rõ luận đề của bài viết.
– Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.
– Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.
– Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẩm cho bạn đọc
* Phân tích bài viết tham khảo: Hãy đam mê, hãy dại khờ
1. Mở đầu bằng một trích dẫn để thu hút sự chú ý của người đọc
– “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”
2. Thể hiện quan điểm riêng của người viết
– Nếu hôm nat là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, liệu tôi có muốn làm điều mà hôm nay tôi sắp làm không?
3. Trình bày thông điệp chính của văn bản
– Khi chẳng còn gì trong tay, chẳng có lí do gì để không nghe theo sự mách bảo của trái tim.
4. Sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để kể lại một trải nghiệm của bản thân
– Khoảng một năm trước, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. …
5. Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về trải nghiệm
– Tôi đã phẫu thuật và may sao, hiện giờ tôi đang ổn.
6. Suy ngẫm, bàn luận về trải nghiệm
– Sống qua những thời khắc đó, giờ đây tôi có thể nói điều này với bạn, một cách chắc chắn hơn là khi cái chết chỉ là một khái niệm thuần tuý lý thuyết.
7. Thể hiện quan điểm về cuộc sống và kêu gọi hành đông
– Thời gian của bạn là hữu hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác….
* Trả lời câu hỏi
1. Thông điệp của bài viết là gì?
– Thông điệp của bài viết là khuyên chúng ta hãy sống hết mình, trân trọng từng khoảnh khắc cuộc đời, theo đuổi ước mơ của bản thân, hãy cứ đam mê và dại khờ bởi đời người là hữu hạn.
2. Những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết
– Những quan điểm cá nhân của người viết
– Trải nghiệm cá nhân của người viết
– Cảm xúc chân thành của người viết
3. Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?
– Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả là những bằng chứng chính xác, cụ thể trong bài viết, làm sáng tỏ luận điểm. Từ đó, người viết tạo được ở bạn đọc cơ sở tin cậy qua những chia sẻ của bản thân, khiến thông điệp trở nên thuyết phục, ấn tượng với bạn đọc.
Thực hành viết
* Chuẩn vị viết
– Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi như: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa nhất đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó? (Có thể bài luận không kể lại cụ thể những trải nghiệm nhưng những câu hỏi này sẽ gợi ý cho bạn lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp)
– Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đâu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá.
– Tưởng tượng về tương lai: bạn cũng có thể tìm kiếm ý tưởng bằng cách hình dung về cuộc sống của mình trong tương lai. Bạn sẽ trở thành ai trong 5, 10, 20 năm nữa? Đâu là điều bạn thực sự tin tưởng và mong muốn được theo đuổi? Những sự kiện nào trong quá khứ, những việc làm nào trong hiện tại giúp bạn thực hiện những mục tiêu, mong ước đó của mình? Hãy phác thảo những tưởng tượng đó dưới dạng một sơ đồ.
– Từ những ý tưởng đã phác thảo, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc và hứng thú nhất làm chủ đề cho bài viết của mình. Chủ đề bài viết thường được cô đọng thành một thông điệp ngắn, thể hiện rõ quan điểm, góc nhìn, phát hiện của riêng người viết về bản thân và cuộc sống. Ví dụ: Lựa chọn để trở thành chính mình (Dương Thụ), Triết lí của tôi về một cuộc sống hạnh phúc (Sam Bơn),…
Gợi ý
– Huy động trải nghiệm: tham gia “Khoá tu mùa hè” sau khi kết thúc kì thi vào 10
– Suy nghĩ về bản thân: quan niệm sống: Hạnh phúc là được sống là chính mình, hạnh phúc là được yêu thương và trao đi yêu thương.
– Tưởng tượng về tương lai: trở thành một giáo viên thành công với những lớp học trò
* Tìm ý, lập dàn ý
– Mở bài: Nêu thông điệp chính của bài viết xuất phát từ trải nghiệm thực tế của bản thân.
– Thân bài: tùy vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai thân bài theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:
+ Thể hiện suy nghĩ, lúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thức mà mình đã trải qua: bạn có thể sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc mạch suy ngẩm. Ví dụ trong đoạn trích “Hãy đam mê, hãy dạy khờ”, tác giả đã sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian. Trong “Một đời như kẻ tìm đường”, tác giả Phan Văn Trường đã chọn lọc, tổ chức các sự kiện xoay quanh mạch suy ngẫm về hành trình lựa chọn của mình trong cuộc sống.
+ Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. Bạn có thể sắp xếp các ý theo trật tự logic và trình bày dàn ý dưới dạng một sơ đồ.
– Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc.
Dàn ý tham khảo: Hạnh phúc trong tôi là…..
a. Mở bài: Giới thiệu, đề cập đến suy nghĩ về hạnh phúc
b. Thân bài
– Suy nghĩ về hạnh phúc thông qua trải nghiệm cá nhân: Tham gia khoá tu mùa hè, nhận ra những bài học cuộc sống
– Quan điểm sống của bản thân:
+ Hạnh phúc là được sống là chính mình
+ Hạnh phúc là được yêu thương
+ Hạnh phúc là được trao đi yêu thương.
– Tưởng tượng bản thân trong tương lai: những điều đã làm được và sẽ làm được
c. Kết bài
– Suy nghĩ của bản thân về hiện tại, trả lời câu hỏi: Hạnh phúc trong tôi là….
* Viết
– Lựa chọn văn phòng: một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc. Vì thế, hãy hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn chuyển tải để lựa chọn văn phòng cho phù hợp (bay bổng hay giản dị, nghiêm trang hay hài hước, chú trọng tính logic hay ưu tiên cho tình cảm, …) Ví dụ: trong đoạn trích “Hãy đam mê, hãy dại khờ”, Sti-vơ Gióp đã sử dụng văn phòng dí dỏm, hài hước.
– Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để tác động mạnh mẽ đến tưởng tượng, cảm xúc của người đọc.
– Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…. Để gia tăng sức hấp dẫn của bài viết
Bài viết tham khảo
Hạnh phúc trong tôi là ….
Khi 5 tuổi, tôi nghĩ: thật hạnh phúc nếu được mặc đồng phục đến trường học như các anh chị! Khi 10 tuổi, tôi nghĩ: hôm nay bố mẹ khen tôi, thật hạnh phúc!. Khi 15 tuổi, tôi nghĩ: thật hạnh phúc, tôi đã đỗ vào ngôi trường cấp ba mơ ước! Và bây giờ, 17 tuổi…. tôi nghĩ: Vậy hạnh phúc trong tôi là gì?
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một cuộc sống riêng, một niềm hạnh phúc riêng. Thế nhưng, không phải hạnh phúc của ai cũng giống nhau. Và ở mỗi một thời điểm, trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có suy nghĩ riêng về hạnh phúc của mình. Tôi có đang hạnh phúc không? Mọi người xung quanh tôi có đang hạnh phúc không? Làm sao để được hạnh phúc? Tôi đã tự đặt ra trong bản thân những câu hỏi đó sau khi tham gia “Khoá tu mùa hè” – một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ của cuộc đời tôi. Ngày ấy, sau khi kết thúc kì thi vào 10, mẹ đã cho tôi tham dự khoá tu mùa hè 5 ngày tại chùa Khai Nguyên (Sơn Tây – Hà Nội) với mong muốn tôi được thư giãn, giải trí và trưởng thành hơn. Ở đó, cùng các bạn khoá sinh, chúng tôi đã được học nhiều điều về cuộc sống và về chính bản thân mình. Tôi đặc biệt nhớ đêm tâm thái “Gặp mẹ trong mơ” – ngày lễ tổ chức để bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn đối với cha mẹ – những đấng sinh thành cao quý. Hôm ấy, chúng tôi đã được nghe một câu chuyện, kể về người mẹ bị mù một bên mắt và đứa con trai. Đứa con ấy đã cảm thấy rất xấu hổ vì đôi mắt của mẹ, thường xuyên tỏ thái độ khi mẹ không thể đem lại cho mình một cuộc sống hạnh phúc. Khi lớn lên, cậu bé ấy lên thành phố lập gia đình, để lại mẹ già ở quê nhà, hàng tháng gửi tiền về cho mẹ nhưng không một lời hỏi thăm. Và chỉ đến khi nhận tin mẹ ốm nặng, cậu bé ấy mới vội vã trở về thăm mẹ nhưng đã quá muộn. Người mẹ để lại cho cậu bé bức thư, trong ấy mẹ nói: “đôi mắt mẹ mù để đem đến hạnh phúc sáng cho con. Mẹ yêu con”. Và khi ấy, chàng trai mới nhận ra, hoá ra hồi bé, vì nghịch ngợm, cậu đã bị hỏng một bên mắt và mẹ đã hi sinh đôi mắt của mình để con có được một cuộc sống bình thường như bao người khác. Người mẹ ấy đã hi sinh cả cuộc đời vì con nhưng tiếc thay, chỉ khi mẹ ra đi, con mới vỡ oà nhận ra những yêu thương thầm lặng ấy. Đêm tâm thái kết thúc, xung quanh tôi chỉ toàn là tiếng khóc. Có thể là tiếng khóc nhớ gia đình, cũng có thể là tiếng khóc hối lỗi của bản thân, và tôi cũng đã khóc rất nhiều sau buổi tối hôm đó. Tôi nhận ra xung quanh tôi có biết bao người trải qua một cuộc sống thiếu vắng tình cảm gia đình, thế nhưng, họ vẫn luôn mạnh mẽ, lạc quan và giàu lòng yêu thương. Tôi nhận ra, có cha, có mẹ thật hạnh phúc. Và tôi nhận ra hạnh phúc đôi khi thật nhỏ bé! Đêm tâm thái và khoá tu mùa hè là một trải nghiệm đáng nhớ trong tôi. Nó khiến tôi trưởng thành hơn, sống giàu tình cảm hơn và mạnh mẽ hơn.
Tôi vẫn luôn cho rằng sẽ thật hạnh phúc nếu có được tất cả những gì mình muốn, thoả mãn với tất cả nhu cầu của bản thân cho đến khi…tôi thấy một đứa trẻ mỉm cười hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tôi cũng luôn nghĩ rằng sẽ thật hạnh phúc nếu tôi trở nên thành đạt, giàu có, được nhiều người ngưỡng mộ cho đến khi…tôi thấy một người khiếm thị hát rong bên đường và mỉm cười hạnh phúc dù không ai đứng lại thưởng thức. Và tôi cũng từng nghĩ thật hạnh phúc biết bao nếu tôi có thể đem đến cho gia đình của mình một cuộc sống sung túc, ấm êm hơn những người khác cho đến khi … tôi thấy một nghệ sĩ đã dành cả thanh xuân của mình để đem nụ cười đến những người xa lạ. Và khi ấy … tôi chợt nhận ra: Phải chăng hạnh phúc trong tôi còn quá nhỏ bé?
Tôi biết rằng chúng ta sẽ chẳng thể áp đặt quan niệm sống của bản thân vào người khác. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể soi chiếu quan niệm sống của người khác vào bản thân. Với tất cả những gì đã trải qua trong cuộc sống, tôi nhận ra, hạnh phúc trước hết là được sống là chính mình. Bởi được sinh ra, được sống trong cõi đời này đã thực sự là một niềm hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta phải sống cho thật xứng đáng với những gì mình đang có. Bạn không thể sống cuộc đời của một kẻ khác mà hãy là chính mình. Cuộc đời chỉ có giá trị khi ta biết yêu thương bản thân, biết trân trọng cuộc sống, khi ta có ước mơ, có mục điêu để phấn đấu. Chỉ nhiêu đấy thôi cũng đủ khiến ta hạnh phúc hơn bao người khác.
Có phải mọi người đều cho rằng: hạnh phúc là được yêu thương? Có lẽ đây sẽ là một điểm chung của chúng ta. Bởi không ai sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu nhận lại từ mọi người xung quanh sự thù hằn, ghét bỏ. Cảm giác được yêu thương là cảm giác mình trở thành một người quan trọng, mình được mọi người quan tâm, mình được mọi người sẻ chia và hơn hết, mình có một điểm tựa. Tình thương là điểm tựa cho bất kì ai trong chúng ta có thể dựa vào mỗi khi vấp ngã. Tình thương là động lực tinh thần giúp ta phấn chấn, tìm lại bản thân. Đối với tôi, tôi đã rất hạnh phúc khi được sinh ra trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, được đón nhận sự yêu quý từ bạn bè, thầy cô. Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ thật cô đơn biết bao nếu một ngày, bạn bị lãng quên? Bạn trở thành một người vô hình? Bạn mất kết nối với tất cả mọi người trong xã hội? Tôi có lẽ không dám tưởng tượng đến giây phút đó bởi nó thật đáng sợ!
Khi lớn hơn, bạn sẽ nhận ra, hạnh phúc không chỉ là được yêu thương mà hạnh phúc còn là được trao đi yêu thương. Và đó là niềm hạnh phúc vô giá. Tôi đã nhận ra điều này trong đợt dịch Covid 19 diễn ra vô cùng căng thẳng trên mảnh đất Việt Nam. Mỗi ngày đọc tin tức là một ngày tôi cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Ngày hôm nay có bao nhiêu ca mắc? Ngày hôm nay có bao nhiêu ca tử vong? Ngày hôm nay có bao nhiêu đứa trẻ trở thành mồ côi? Những suy nghĩ ấy cứ ám ảnh trong tôi hằng ngày và chỉ được xoa dịu khi tôi thấy tinh thần cống hiến của những chiến binh áo trắng, của những anh chị thiện nguyện và của biết bao người dân Việt Nam. Với tinh thần “Không ai bị bỏ lại phía sau”, những lực lượng ở tuyến đầu chống dịch đã cố gắng hết mình, họ không chỉ cứu chữa bệnh nhân mà còn đem đến cho họ sức mạnh tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Đằng sau bộ đồ bảo hộ là những giọt mồ hôi nặng nề nhưng đằng sau lớp khẩu trang lại là một nụ cười hạnh phúc. Họ hạnh phúc vì họ vừa cứu được một mạng sống, hạnh phúc vì họ đã làm những việc vô cùng lớn lao, cao cả và ý nghĩa cho đất nước. Như vậy, hạnh phúc đẹp đẽ nhất chính là hạnh phúc cho đi!
Sau tất cả, tôi nhận ra tôi cũng đang hạnh phúc. Tôi đang được sống cuộc sống là chính tôi. Tôi đã vào được ngôi trường cấp 3 mơ ước, tôi đã có mục tiêu sống của bản thân. Tôi nhận được tình yêu của gia đình, bạn bè, thầy cô. Tôi đã biết trao đi yêu thương với những người xung quanh. Và tôi tự hỏi, liệu 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa tôi của tương lai nếu đọc lại những dòng chữ này liệu có suy nghĩ lại không nhỉ? 5 năm nữa tôi đang học đại học, tôi nghĩ đó là trường đại học Sư phạm bởi tôi mong muốn trở thành một giáo viên. 10 năm nữa có lẽ tôi đã là một giáo viên thành công với những lớp học trò chăm ngoan học giỏi. 20 năm nữa chắc hẳn tôi đang hạnh phúc bên gia đình, thành tựu với công việc và hạnh phúc với những cống hiến của bản thân cho xã hội. Dù có đối mặt với hoàn cảnh ra sao, dù có khó khăn, vất vả thế nào, tôi hay bạn, chúng ta hãy cứ vững tin vào bản thân, hãy luôn hướng về phía trước, hãy cứ ước mơ, cứ khờ dại, hãy cứ yêu thương và trao đi yêu thương. Đó là hạnh phúc.
Tôi không biết bản thân trong tương lai có còn cảm thấy hạnh phúc như hiện tại hay không? Nhưng tôi biết, hạnh phúc luôn ở quanh ta và do chính ta tạo ra. Xin gửi bạn một câu nói mà tôi vô cùng tâm đắc: “Người tìm kiếm hạnh phúc, thành công trên cao mà quên mất nó đang hiện hữu ngay dưới chân mình”. Chúc bạn sẽ tìm được niềm hạnh phúc của bản thân!
* Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:
– Bài viết đã thể hiện quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.
– Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn.
– Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.
– Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu
Yêu cầu
– Xác định rõ vấn đề xã hội cần thuyết trình.
– Nêu được lý do lựa chọn vấn đề thuyết trình (từ phía cá nhân người nói và nhu cầu thực sự của người nghe)
– Làm sáng tỏ các phương diện (khía cạnh) chủ yếu của các vấn đề xã hội được thuyết trình với lý lẽ và bằng chứng đầy đủ, thể hiện quan điểm riêng của người nói.
– Chọn được ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp thích hợp (sinh động, giàu sắc thái biểu cảm, có điểm nhấn,….) Kết hợp hài hòa với việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, hình ảnh minh hoạ,….)
1. Chuẩn bị nói và nghe
a. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài
– Với đề tài đã được lớp hoặc nhóm học tập xác định trước thì người nói chỉ cần tìm tư liệu phù hợp để tổ chức bài nói của mình. Cái riêng của bài nói cũng như cách thực hiện bài nói lúc đó thể hiện ở những phát hiện và kiến giải mang tính cá nhân về vấn đề, cùng với khả năng diễn đạt và thu hút sự chú ý của người nghe.
– Với đề tài được tùy ý lựa chọn, người nói có thể tham khảo các đề tài xã hội đã được đề cập trong phần đọc của bài học này. Ngoài ra người nói nên chú ý đến đặc điểm nhận thức, tâm lý, thị hiếu,… của người nghe để từ đó lựa chọn những đề tài xã hội gần gũi hoặc đang được quan tâm, gợi cảm hứng (đối với người nghe).
Gợi ý: người nói có thể sử dụng hình thức khảo sát người nghe trước khi lựa chọn đề tài để có thêm căn cứ cho việc lựa chọn của mình.
* Tìm ý và sắp xếp ý
– Nên dựa vào việc giải đáp cụ thể đối với các câu hỏi sau để tìm ý, xây dựng luận điểm: vấn đề xã hội sẽ được trình bày ở đây là gì ?. Vì sao tôi muốn nói về vấn đề này? Vấn đề xã hội được trình bày ở đây có những khía cạnh nào cần đặc biệt lưu ý? Có điều gì cần điều chỉnh trong nhận thức của chúng ta về vấn đề xã hội đang được nói tới? Chúng ta nên có thái độ và hành động như thế nào trước vấn đề xã hội đó?
– Bài thuyết trình cần trình bày được vấn đề xã hội đã lựa chọn, đồng thời nêu lên quan điểm của người thuyết trình, quan điểm sẽ được cụ thể hóa bằng các luận điểm. Hai nội dung cơ bản trên có thể được trình bày lần lượt hoặc xen kẽ nhau tùy theo lựa chọn của người thuyết trình.
Gợi ý
– Vấn đề xã hội: Lẽ sống cống hiến ở người trẻ
– Lí do chọn đề tài:
+ Sống cống hiến là một lẽ sống đẹp, cần có trong con người dù ở bất kì thời đại nào
+ Đặt trong bối cảnh toàn thế giới đang trải qua đại dịch căng thẳng, lẽ sống cống hiến càng trở nên cao đẹp
+ Cuộc sống hiện đại hoá khiến con người dần thu về với lối sống cá nhân, tách biệt với cộng đồng
– Những khía cạnh cần lưu ý về vấn đề xã hội
+ Thực trạng lối sống của người trẻ hiện nay
+ Biểu hiện của lẽ sống cống hiến trong xã hội hiện nay
+ Ý nghĩa của lẽ sống cống hiến
+ Bài học nhận thức và hành động
– Chúng ta nên có thái độ như thế nào trước vấn đề xã hội đó:
+ Ý thức trách nhiệm của bản thân
+ Lan toả lối sống đẹp, có ích, tránh xa những lối sống tiêu cực
+ Hoà nhập với tập thể, có tinh thần đóng góp chung
* Xác định từ ngữ then chốt
Với dạng bài nghị luận thuyết trình về một vấn đề xã hội, các từ ngữ then chốt của một mặt có tính khách quan (liên quan đến việc trình bày các thông tin về vấn đề xã hội), một mặt có tính chủ quan (liên quan đến việc thể hiện và bảo vệ quan điểm của người thuyết trình về các vấn đề xã hội). Các từ ngữ có tính khách quan: theo…thì…; căn cứ vào…, Theo tường thuật của….; Các từ ngữ có tính chủ quan: tôi nhận định rằng, tôi khám phá ra rằng, điều tôi thấy đáng chú ý là, từ góc nhìn của tôi, theo quan điểm của tôi,….
* Phương tiện hỗ trợ
Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ như PowerPoint nếu có kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video,…. Với bài thiên về khái quát, cần có những sơ đồ, bảng biểu tổng hợp, với bài thiên về cung cấp dẫn chứng cụ thể, xác thực thì việc sử dụng các hình ảnh trực quan, video,….nên được ưu tiên lựa chọn.
b. Chuẩn bị nghe
Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình. Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu bàn về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để trao đổi với người nói. Nếu người nói sử dụng hình thức khảo sát trước buổi thuyết trình, bạn nên hưởng ứng việc khảo sát đó một cách nghiêm túc, cẩn thận, góp phần giúp người nói lựa chọn đúng vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm hoặc muốn tìm hiểu.
2. Thực hành nói và nghe
Người nói |
Người nghe |
Trình bày bài nói theo hướng sau: – Mở đầu: nêu vấn đề xã hội và lí do lựa chọn – Triển khai: trình bày các luận điểm trong bài thuyết trình theo trình tự đã chuẩn bị, kết hợp hài hòa với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có) và các phương tiện phi ngôn ngữ khác. Kết luận: khái quát lại những luận điểm chính, gợi ra hướng suy nghĩ tiếp về vấn đề; bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi từ người nghe. Chú ý: – Người nói cần chú ý đến sự kết hợp giữa các phương tiện phi ngôn ngữ đã chuẩn bị với các phần nội dung cụ thể của bài nói (nhất là các phần cần nhấn mạnh hãy thể hiện quan điểm riêng) – Sử dụng ngữ điệu (lên giọng, ngừng, nghỉ….) và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ….) một cách linh hoạt để gia tăng sức biểu đạt của bài nói, tạo ra sự tương tác tốt nhất với người nghe. |
– Theo dõi phần trình bày mà người nói thể hiện bằng ngôn ngữ và bằng các phương tiện phi ngôn ngữ. – Nghe trên tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận quan điểm của người nói và chuẩn bị thể hiện quan điểm của mình ở hoạt động trao đổi. |
* Bài nói tham khảo
Tuổi trẻ và lẽ sống cống hiến
Chào các bạn, hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn về một vấn đề trong cuộc sống. Trước khi bắt đầu phần chia sẻ của mình, tôi muốn các bạn hãy cùng tôi quan sát những bức ảnh sau và nêu cảm nhận nhé!
Những bức tranh trên gợi ra 2 thái độ sống trái ngược trong xã hội, theo các bạn, đó là gì? (người nghe trả lời)
Đúng vậy! Đó chính lẽ sống cống hiến, hi sinh cao đẹp và lối sống ích kỉ, vô cảm. Có lẽ tất cả chúng ta đều thấy rằng cuộc sống càng hiện đại phát triển, khoa học kĩ thuật càng cao thì con người lại càng xa lánh nhau. Con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, chúng ta đang thu nhỏ lại với bản tính cá nhân, sống vì bản thân mình mà đánh mất mối liên kết với xã hội. Đứng trước vấn đề nhức nhối trên, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay đó là: Tuổi trẻ và lẽ sống cống hiến.
Chúng ta đều biết rằng, tuổi trẻ là độ tuổi năng nổ nhất, nhiệt huyết nhất, có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất. Thế nhưng tuổi trẻ cũng là giai đoạn con người hưởng thụ, xa hoa và sống vì bản thân nhất. Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là người trẻ Việt Nam đang trở nên mất phương hướng trước những lựa chọn của bản thân. Họ sẽ lựa chọn một con đường êm ái, phẳng lặng, đi theo lối mòn của biết bao người thay vì một con đường gồ ghề đầy thách thức vắng dấu chân người. Họ sẽ lựa chọn một con đường đã được định sẵn theo ý muốn của người khác thay vì mục tiêu đã đề ra cho chính mình. Người trẻ quen với lối sống hưởng thụ, cho rằng giá trị bản thân nằm ở những thứ vật chất giàu có được phơi bày ra bên ngoài. Do đó, họ chạy theo xu hướng mà đánh mất những giá trị đích thực của cuộc sống. Điều này đã làm nảy sinh trong một lớp người lối sống vô cảm và ích kỉ cá nhân. Họ lãnh đạm trước nỗi đau của người khác, thậm chí lợi dụng sự bất hạnh của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Họ sống trong tập thể nhưng lại chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Họ đề cao lối sống tự do bằng cách sống buông thả bản thân, làm những gì mình muốn mà không quan tâm đến cái nhìn của người khác. Biết bao nam thanh nữ tú sa vào con đường tệ nạn xã hội, nghiện hút ma tuý để thoả mãn lối sống hưởng thụ của mình. Biết bao thanh thiếu niên trẻ tuổi hằng đêm tổ chức đua xe trái phép trên phố gây ra cái chết thương tâm cho người vô tội mà không hay biết lỗi. Và biết bao cô gái xinh đẹp bỏ nhà, bỏ quê, xa xứ với ước muốn được đổi đời mà không hay biết đó là chốn địa ngục trần gian. Vậy đấy! Một lớp người trẻ chúng ta đang sống buông thả và vô trách nhiệm như vậy đấy!
Tưởng rằng xã hội chúng ta đang sống sẽ thật tồi tệ, tối tăm, mù mịt. Nhưng không, bên cạnh những “con sâu làm rầu nồi canh” ấy, chúng ta vẫn còn biết bao tấm gương sáng, bao con người với lẽ sống thật cao đẹp, đáng trân trọng ngợi ca. Đó là những tấm gương cống hiến âm thầm lặng lẽ. Tuổi trẻ với tinh thần nhiệt huyết, năng nổ của bản thân chính là lực lượng có những đóng góp tích cực, nổi bật nhất trong xã hội. Họ có khả năng lao động, học tập và hơn cả là sức sáng tạo vượt bậc. Họ khẳng định giá trị bản thân không nằm ở những món đồ hàng hiệu đắt tiền mà nằm trong những cống hiến có ích mà họ đóng góp trong xã hội. Họ lan toả tình yêu thương trong cuộc sống, họ đấu tranh loại trừ cái xấu, tôn vinh cái đẹp. Chỉ khi đặt vào hoàn cảnh khó khăn, con người mới bộc lộ những bản chất thật trong con người mình. Như các bạn đã biết, đã hơn một năm nay, cả thế giới đã phải trải qua một đại hoạ – đó là dịch bệnh Covid-19. Đã có biết bao người hi sinh, biết bao bệnh nhân ra đi vì một thứ virus vô hình nhưng có sức tàn phá đáng kinh ngạc. Và giữa cái u ám của đại dịch, ta thấy ngời sáng vẻ đẹp của tình người. Những y bác sĩ ngày đêm làm việc, cứu chữa những bệnh nhân nhiễm virus. Những tình nguyện viên ngày ngày túc trực, hỗ trợ bệnh nhân và các cán bộ làm việc. Những chiến sĩ bộ đội ta từ các doanh trại đồng lòng hướng về tâm dịch: họ phụ bếp, nấu cơm, họ dọn dẹp, sắp xếp và thậm chí họ nhường cả nơi nằm nghỉ ngơi của mình cho các bệnh nhân điều trị. Những sinh viên trường Y xung phong vào tuyến đầu chống dịch, góp công góp sức vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Biết bao người trẻ từ mọi vùng miền Tổ quốc không ngại khó, ngại khổ cùng nhau kêu gọi quyên góp từ thiện, ủng hộ nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Đã có rất nhiều mô hình ứng phó dịch bệnh được áp dụng như: Siêu thị 0 đồng, Đi chợ hộ,… với tinh thần “không để một ai bị bỏ lại phía sau”, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Họ chính là những người anh hùng đời thường là tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo. Và như vậy, với sự quyết tâm cao độ, Việt Nam chúng ta đã đồng hành cùng những y bác sĩ, những thiện nguyện viên, những cán bộ chiến sĩ,…tiến từng bước trên con đường chiến thắng đại dịch toàn cầu.
Các bạn thấy đấy, tất cả mọi người đều đang cống hiến, chung tay đóng góp một phần nhỏ bé của bản thân cho xã hội. Sống cống hiến giúp chúng ta có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình và những người xung quanh. Lẽ sống cống hiến giúp gắn chặt tình người, tình đoàn kết giữa cá nhân với tập thể. Nếu biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại. Cái nhận lại ấy có thể không giá trị nhưng nó là vô giá. Bởi “hạnh phúc là cho đi”. Và hơn hết, nó khiến cộng đồng, xã hội, đất nước trở nên tươi đẹp hơn, phát triển hơn. Các bạn thử nghĩ mà xem: Liệu xã hội sẽ ra sao, nhân loại sẽ như thế nào nếu một ngày cá nhân tách biệt với tập thể, con người xa lánh lẫn nhau? Có lẽ xã hội ấy thật đáng sợ mà tôi không thể tưởng tượng được hết.
Như vậy, tất cả chúng ta đều hiểu rằng: lẽ sống cống hiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Vậy chúng ta cần làm gì để lan toả lối sống đẹp đẽ ấy? Hãy biết yêu thương, hãy sẻ chia, hãy gieo mầm hạnh phúc ở mọi nẻo đường bạn đi qua. Hạnh phúc không phải điểm đến mà chính là hành trình mà bạn đã nỗ lực vượt qua. Mọi hi sinh đều nhận được sự đền đáp xứng đáng. Vì vậy, hãy cho đi mà không mong cầu được nhận lại, hãy san sẻ bằng tất cả tình yêu và sự chân thành. Hãy biết sống vì cộng đồng, hãy đóng góp những điều có ích cho xã hội. Và cụ thể bằng cách nào? Chúng ta có thể tham gia những hoạt động từ các tổ chức thiện nguyện uy tín, cũng có thể tự mình tạo ra những hoạt động ý nghĩa cho xã hội. Nhưng trước khi đóng góp cho xã hội, bạn hãy biết tự yêu thương và trân trọng chính bản thân mình và những người thân trong gia đình mình. Bởi chỉ khi có trách nhiệm với bản thân, bạn mới có thể hoàn thành nghĩa vụ với xã hội. Tuy nhiên, sống cống hiến không có nghĩa là luôn luôn phải cho đi, luôn luôn phải hi sinh bất chấp mọi ngăn cản. Bạn hãy nhớ rằng: lòng tốt cần có giới hạn và nguyên tắc. Chúng ta không thể cứ nhu nhược cho đi để rồi khiến lòng tốt bị đem ra trở thành một món hàng bị lợi dụng lúc nào không hay. Chúng ta cũng không thể lúc nào cũng phải nghĩ cho người khác mà đánh mất bản thân mình. Vì vậy, hãy cứ sống là mình, sống sao để bản thân cảm thấy thoải mái và để cuộc sống trở nên ý nghĩa, giá trị hơn bao giờ hết. Hãy sử dụng lòng tốt của bản thân đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và đúng mục đích. Lòng tốt của chúng ta chỉ thực sự có nghĩa khi nó đem lại lợi ích cho cộng đồng mà không phải một món hàng lợi dụng.
Với tôi, dù còn là học sinh nhưng tôi nhận thức hơn ai hết, người trẻ chúng ta gánh vác trên vai trọng trách vô cùng cao cả đối với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, bên cạnh học tập, tôi cần nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ hoài bão, sống có mục tiêu, biết cống hiến và hi sinh vì những điều có ích cho cộng đồng. Còn bạn, bạn sẽ làm gì để cống hiến cho xã hội? Hãy chia sẻ cùng tôi nhé!
3. Trao đổi
– Người nghe phát huy vai trò chủ động bằng cách nêu vấn đề trao đổi, tranh luận,….
– Người nói cần tự tin thể hiện quan điểm của mình, có thái độ tiếp nhận và phản hồi thích hợp trước những nhận xét, trao đổi của người nghe để phát triển hoàn chỉnh ý tưởng, quan điểm của mình.
– Việc tự đánh giá và đánh giá về bài thuyết trình cần được thực hiện dựa theo các nội dung trong bảng sau:
Câu 1. (trang 120 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Các văn bản “Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường” đã gợi cho chúng ta những suy nghĩ về cuộc sống: con người vô cùng nhỏ bé trước cuộc đời mênh mông, vô tận và chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn để quyết định số phận của bản thân, để rồi nhận lấy hạnh phúc và thành công ngay trên chính con đường chúng ta đã trải qua.
Câu 2. (trang 120 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác phẩm |
Bài luận về bản thân |
Văn bản nghị luận thông thường |
Nội dung |
Thể hiện cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân, hướng vào việc tự bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ,…của chính người viết. |
Bàn luận về các vấn đề con người, xã hội, thể hiện ý kiến của người viết về những tư tưởng trong cuộc sống, bàn luận tính đúng sai của vấn đề và thuyết phục người đọc, người nghe. |
Cấu trúc |
Linh hoạt, sáng tạo, người viết có thể triển khai mạch cấu trúc theo những trải nghiệm cá nhân: – Huy động trải nghiệm – Suy nghĩ về bản thân và cuộc sống – Tưởng tượng về tương lai – Bài học từ những trải nghiệm của bản thân – Kêu họi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc |
Cấu trúc logic, chặt chẽ giữa các luận điểm, sử dụng lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. – Thực trạng của vấn đề xã hội – Bàn luận về tính đúng sai, những mặt tích cực / tiêu cực của vấn đề xã hội – Phân tích ý nghĩa của vấn đề xã hội – Bài học nhận thức chung – Bài học cá nhân |
Ngôn ngữ |
Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, mang cá tính của người viết, thể hiện cảm xúc chân thành |
Ngôn ngữ rõ ràng, giàu sắc thái biểu cảm, có điểm nhấn. |
Câu 3. (trang 120 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
– Văn bản về những nhân vật, sự kiện trong cuộc sống đương đại
+ “Người hùng” lao vào nhà cháy cứu bé gái: “Mạng quan trọng nhất”.
+ Phía sau chương trình “Xuân ấm áp – Tết bình an”: Hạnh phúc khi được cho đi
+ Nick Vujicic – Từ “người ngoài hành tinh” đến “người truyền cảm hứng”
+ Cảm ơn những “chiến binh áo trắng”
+ Sáng mãi đôi mắt Hải An
+ Ca sĩ Hà Anh Tuấn nối dài dự án trồng rừng Việt Nam
+ Sinh viên Bách Khoa Hà Nội sáng chế áo làm mát cho y bác sĩ
+ Hành trình ý nghĩa của CLB Máu nóng – Tay yêu thương
Câu 4. (trang 120 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp với bài thơ “Trái đất” đã gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về con người và sự sống trên hành tinh thân yêu:
“Trải đất! Có bọn xem người là quả dưa
Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ
Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân
Để giành giật, họ lao vào, đá, đá.
Trải Đất với tôi – chẳng là dưa là bóng
Với tôi, người – khuôn mặt thân thương
Nước mắt người tôi lau – xin đừng khóc nữa
Rửa sạch máu cho người đây, tôi hát, dịu dàng”
Bài thơ đã gợi lên trong bạn đọc những suy nghĩ về cách hành xử của con người với trái đất và những ảnh hưởng tiêu cực mà trái đất đang phải chịu đựng.
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn nạn đáng lo ngại trong cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phát triển, con người với thiên nhiên dần trở nên xa cách. Không còn lối sống hòa hợp với tự nhiên mà con người sẽ lợi dụng tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Nhu cầu của con người càng lớn thì mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng. Vì vậy, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên đó là chất lượng không khí. Không khí là nguồn cung cấp hơi thở, duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên, việc hít thở không khí đang trở nên khó khăn với loài người vì lượng khí thải xả ra bầu trời hằng ngày. Đó là khói bụi từ các ô tô, xe máy, khí hóa chất từ các nhà máy, khí đốt từ người dân,… Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về phổi, thậm chí gây ra ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. WHO cũng ước tính, năm 2016, Việt Nam có hơn 60.000 người chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính do ô nhiễm không khí gây ra. Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội trong năm 2019 có những thời điểm ngang bằng với chỉ số Bắc Kinh-vùng có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới.
Môi trường đất cũng bị ô nhiễm gây hại đến cả đời sống của con người, các loài động vật, thực vật. Ô nhiễm xuất phát từ hóa chất từ các nhà máy thải xuống lòng đất, rác thải con người chôn, … khiến cây cối không thể phát triển, động vật phải di chuyển nơi sinh sống. Nghiêm trọng nhất đó là hiện tượng xói mòn đất, sạt nở rừng, gây nguy hiểm cho người dân. Năm2020 , Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức độ gay gắt và khốc liệt. Tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân sinh.
Ngoài ra, môi trường nước trở nên ô nhiễm, bốc mùi, đổi màu. Xuất phát từ chất thải sinh hoạt từ các gia đình, chất thải hóa học, rác thải,…gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Năm 2016 đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Nguồn nước ô nhiễm, đổi màu, bốc mùi ở sông Tô Lịch cũng là một trong những hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Do thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, hàng nghìn ha rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại miền Trung cũng là một trong những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra với loài người.
Tàn phá môi trường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vậy nếu chúng ta có ý thức bảo vệ, cuộc sống sẽ ra sao? Trước hết, nó sẽ đem lại một nguồn không khí trong lành, tăng cường sức khỏe cho con người và nâng cao thẩm mĩ đô thị. Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức tự giác thì môi trường sống xung quanh trở nên xanh, sạch đẹp khi không có rác thải. Con người sẽ có được nguồn nước sạch, trong lành để sinh hoạt, nuôi trồng, phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, chúng ta sẽ tạo nên hình ảnh một đất nước xanh sạch đẹp, được bạn bè quốc tế biết đến tham quan và du lịch.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng: Trái Đất đang “chảy máu” bởi chính những hành động thiếu ý thức của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta? Trước hết, hãy biết trân trọng môi trường sống xung quanh mình, tự cung cấp cho bản thân những hiểu biết nhằm bảo vệ môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông dùng một lần, chúng ta hãy sử dụng túi vải có thể tái chế. Hãy vưt rác đúng quy định và học cách phân loại rác phù hợp. Hãy tham gia những hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường, vừa nâng cao kĩ năng sống cho bản thân vừa cống hiến có ích cho xã hội. Với tôi, là một người trẻ, tôi mong muốn có thể đóng góp trí tuệ và năng lực của bản thân đem đến những việc làm có ý nghĩa với cộng đồng.
Câu 5. (trang 121 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đứng trước những sự lựa chọn với niềm băn khoăn, trăn trở và cả sự hối tiếc. Chúng ta không biết rằng đâu là con đường lựa chọn đúng đắn cũng không biết rằng con đường đó sẽ đưa chúng ta đến nơi nào. Nhưng dù lựa chọn bất kỳ điều gì chúng ta hãy cứ tin vào bản thân mình. Với tôi, là một người khá thiếu chính kiến, tôi luôn băn khoăn giữa rất nhiều lựa chọn của bản thân. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ về ngày lựa chọn điền nguyện vọng thi đại học của bản thân.
Có lẽ không chỉ tôi, mỗi học sinh trong đời đều trải qua cảm giác căng thẳng như vậy. Khi cầm trên tay tờ giấy điền nguyện vọng, chắc hẳn các bạn cũng rất hồi hộp, băn khoăn, lo lắng. Bởi từng dòng chữ chúng ta viết ra đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này. Khi lựa chọn nguyện vọng trường đại học, chúng ta sẽ băn khoăn về những vấn đề: năng lực của bản thân, nhu cầu của bản thân, mong muốn của gia đình và nhu cầu của xã hội. Không phải ai cũng có thể kết hợp hài hòa tất cả những yếu tố đó vào trong một nguyện vọng duy nhất. Vì vậy, khi lựa chọn nguyện vọng nào là nguyện vọng đầu tiên là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Vậy khi đó bạn sẽ ưu tiên điều gì? Với tôi, trong các môn học, tôi nhận thấy mình có khả năng ở môn Toán, Văn và Anh, trong đó môn văn vượt trội nhất. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn các nhóm ngành nghề như: giáo viên, biên tập viên, nhà báo, phóng viên, chuyên viên nghiên cứu,…. Trong công việc đó, tôi thực sự vẫn chưa có một định hướng rõ ràng về những việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Tôi muốn trở thành một giáo viên nhưng sợ rằng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tôi muốn là một nhà báo nhưng sợ rằng mình không phù hợp, tôi cũng muốn trở thành một chuyên viên nghiên cứu nhưng lại sợ bản thân lại không đủ khả năng. Trước những sự lựa chọn khó khăn đó, tôi đã hỏi thăm ý kiến từ rất nhiều người bao gồm cả thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ đã cho tôi rất nhiều lời khuyên. Thầy cô khuyên tôi nên đi theo hướng sư phạm trở thành một giáo viên. Bố mẹ khuyên tôi có thể làm những công việc liên quan đến kinh tế hoặc giáo viên để ổn định lâu dài. Bạn bè khuyên tôi hãy thử dấn thân làm biên tập viên, phóng viên để có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Mỗi người đều có những lý lẽ riêng nhưng quyết định là ở tôi. Bố mẹ rất tôn trọng sự lựa chọn của tôi bởi họ cho rằng tôi chỉ có thể hạnh phúc khi được làm những điều mình muốn.
Sau khi tham khảo ý kiến từ mọi người, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi suy nghĩ rằng bản thân đang cần gì, bản thân muốn làm gì, và bản thân có thể làm công việc đó hay không. Tôi nhận ra với khả năng của mình, vào học sư phạm là môi trường phù hợp nhất. Tuy nhiên để trở thành một giáo viên dạy văn tôi cần phải trao dồi thêm rất nhiều yếu tố. Hơn nữa, điểm chuẩn vào trường đại học Sư phạm Hà Nội rất cao nhưng tỉ lệ ra trường có công việc ổn định lại rất thấp. Điều đó khiến tôi lo lắng, liệu rằng mình có hối hận khi đưa ra quyết định này?
Cho đến một ngày khi tôi đang lang thang, bơ vơ giữa vô vàn những lựa chọn chưa thể quyết định, tôi vô tình xem được một đoạn video của chương trình Việc tử tế với tiêu đề: Việc tử tế “Ngày mai cho em”: Sống để gieo mầm yêu thương. Tôi muốn chia sẻ đến các bạn thông điệp ý nghĩa này.
Đoạn video ngắn ngủi đã giúp tôi nhận ra nghề giáo là một nghề cao quý không chỉ giúp tôi châu rồi năng lực học tập của bản thân mà còn có thể đem kiến thức truyền dạy cho những người khác. Người giáo viên không chỉ gieo mầm trí thức mà còn gieo mầm yêu thương. Tôi muốn trở thành một người giáo viên thực thụ như vậy!
Cuối cùng, tôi đã lựa chọn điền nguyện vọng đầu tiên là trường đại học Sư phạm, chuyên ngành Ngữ văn với mong muốn trở thành một giáo viên truyền cảm hứng và lẽ sống tới biết bao thế hệ. Thật hạnh phúc làm sao khi đang viết những dòng này, ước muốn của tôi đã trở thành hiện thực. Tôi mong rằng những học sinh tương lai của tôi cũng có thể chọn được hướng đi đúng đắn của bản thân. Và tôi cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới các bạn: khi đứng trước những sự lựa chọn, hãy suy nghĩ thật kĩ và đặt mức ưu tiên cho thứ tự những câu hỏi sau: Bạn muốn làm gì? Bạn có khả năng làm việc đó không? Công việc đó có thực sự có ý nghĩa với bạn, gia đình và xã hội hay không? Dù lựa chọn bất kì con đường nào, hãy nhớ rằng, thành công luôn đồng hành trên mỗi bước chân chúng ta đi.
Câu 6. (trang 121 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thuỷ: Bạn đã từng trải qua nhiều lựa chọn trong cuộc sống chưa?
Trân: Mình đã rất nhiều lần phải đứng trước những lựa chọn
Thuỷ: Đâu là sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời mình?
Trân: Quyết định tham gia câu lạc bộ nghệ thuật của trường
Thuỷ: Hãy chia sẻ lý do lựa chọn của bạn quyết định điều đó
Trân: Lí do vào câu lạc bộ vì theo sở thích, muốn làm quen nhiều bạn mới mở lòng với mọi người, khiến bản thân trở nên năng động hơn
Thuỷ: Lựa chọn đó ảnh hưởng đến cuộc đời bạn như thế nào?
Trân: Nó khiến mình trở nên tự tin hơn vào bản thân. Tham gia câu lạc bộ, bên cạnh việc rèn luyện năng khiếu nghệ thuật, mình còn được trau dồi khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, lãnh đạo và rất nhiều kĩ năng mềm khác.
Thuỷ: Vậy đâu là sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hối tiếc nhất?
Trân: Mình hối tiếc nhất khi cấp 3 không đặt nguyện vọng thi vào trường chuyên. Mình cảm thấy nếu không vào chuyên, mình sẽ bỏ lỡ khá nhiều thứ.
Thuỷ: Bạn muốn tương lai bản thân trở thành người như thế nào?
Trân: Mình mong muốn được theo đuổi niềm đam mê, ước mơ của bản thân và sẽ không bao giờ hối tiếc với những sự lựa chọn của mình.
Thuỷ: Cảm ơn bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn. Chúc bạn thành công với những sự lựa chọn của mình.
* Một số vấn đề cần chú ý (trang 122 SGK Ngữ Văn 10, tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
1. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác…)
Trả lời
– Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam
– Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
2. Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết
Trả lời
– Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.
– Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:
+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
3. Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,….trong văn bản
Trả lời
– Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
– Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ => ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường => cảm xúc khi vào quân ngũ => những trải nghiệm khi hành quân => khoảnh khắc hiện tại.
4. Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.
Trả lời
– Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa.
– Văn bản “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Với tôi, tác phẩm đã củng cố trong tôi niềm tin với những mục tiêu đã chọn và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực.