Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

1. 

– Sông Bạch Đằng: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)

– Núi Côn Sơn: bài thơ “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi)

– Đèo Ngang: bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)

2. 

Bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi phác họa hình ảnh nhân vật “ta” giữa thiên nhiên Côn Sơn hấp dẫn, nên thơ. Cảnh thiên nhiên hữu tình, con người và thiên nhiên giao hòa trọn vẹn. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thế loại.

– Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn luật thi, gieo vần ở các câu 1,2,4,6 và 8 (bản phiên âm gieo vần “an”). Giọng thơ nhịp nhàng, nghe như có tiếng nhạc.

2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.  

– 6 câu đầu miêu tả cảnh núi Dục Thúy như một tiên cảnh.

– Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng”, hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp trong khiết của nhà Phật, mà trên núi Dục Thúy lại có chùa tháp, mượn hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước để gợi liên tưởng đến vẻ đẹp rực rỡ, cao quý của địa danh.

– Hình ảnh so sánh “bóng tháp” với “trâm ngọc”, “gương sông” với “ánh tóc huyền” gợi vẻ đẹp thướt tha như của nàng tiên nữ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

– Bản dịch thơ đổi vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 so với bản dịch nghĩa.

– Ở câu thơ thứ 5, bản dịch thơ không nhắc đến màu xanh ngọc (thanh ngọc) của bóng tháp.

– Ở câu thơ thứ 6, bản dịch thơ không nhắc đến màu tóc xanh biếc (thúy hoàn), mà đổi sang màu đen huyền.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Bài thơ chia thành hai phần:

+ 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

+ 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Vẻ đẹp của núi Dục Thúy được hình dung như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước biển, giống cảnh tiên rơi xuống trần gian.

– Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.

– Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh, xanh của bóng tháp soi xuống mặt nước và xanh của nước phản chiếu ngọn núi.

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dòng nước như mái tóc dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản chiếu núi là màu “thúy hoàn”.

– Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.

Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi kết bài bằng nỗi “hữu hoài”, tức là hoài niệm quá khứ, hoài cổ quá vãng, nhìn cảnh trước mặt mà nhớ cảnh nhớ người xưa. Điều này khác biệt so với chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hay sự cô đơn trong các bài thơ cùng đề tài. 

– Nỗi niềm của Nguyễn Trãi gắn với nỗi niềm của sự vận động, hưng vong của tạo hóa. Nguyễn Trãi đang sống trong điểm đầu của một triều đại, lại nhớ đến Trương Hán Siêu – một nhân vật của thời mạt triều Trần. Ông lại nghĩ đến cảnh còn người mất, ngậm ngùi nghĩ đến số phận hữu hạn của con người giữa thiên nhiên vĩnh hằng.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi Dục Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến không khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt tha phồn thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý của Nguyễn Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê trước cảnh sắc tuyệt diệu của quê hương.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 991

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống