Bài 2: Thơ đường luật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

1. Định hướng

a) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về một vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu

b) Để trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần:

– Xác định rõ người nghe là ai để có cách trình bày phù hợp.

– Hiểu rõ nội dung vấn đề để có thể trình bày một cách rõ ràng, tự tin, cảnh xác,…

– Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình Chuẩn bị dàn ý bài thuyết trinh và các thiết bị hỗ trợ (hiện vật, tranh ảnh, máy chiếu,..)

– Biết trình bày vấn đề theo trình tự ba phần mở đầu, nội dung và kết thúc, nói tô rằng, có cảm xúc, biết kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ và các thiết bị hỗ trợ.

– Tiến hành việc chuẩn bị (có thể chuẩn bị theo nhóm, tìm hiểu tài liệu trên sách, bảo, Internet,) và dự kiến các câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra khi thảo luận.

2. Thực hành

Bài tập (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Em hãy trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

a) Chuẩn bị

– Xem lại dàn ý và bài báo cáo đã hoàn thành ở phần Viết

– Văn bản bài trình bày được chuẩn bị trên giấy hoặc tren trang trình chiếu của máy tính với hình ảnh, sơ đồ nếu cần. Tập đọc diễn cảm các bài thơ được sử dụng làm dẫn chứng

– Thảo luận với các bạn trong nhóm, nêu nội dung định trình bày

b) Tìm ý và lập dàn ý 

– Xem lại và bổ sung, chỉnh sửa dàn ý ở phần Viết cho phù hợp với bài thuyết trình

c) Thực hành nói và nghe 

– Dựa theo nội dung dàn ý đã chuẩn bị để thuyết trình

Bài làm tham khảo

Chào các bạn. Tôi tên là…. Hôm nay, tôi sẽ đem đến cho các bạn một chủ đề vô cùng thú vị về văn học Việt Nam. Các bạn có đoán được đó là gì không? 

Mình gợi ý nhé: Đây là tên một thể thơ, có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng rất thịnh hành, phát triển ở Việt Nam. ….

Đúng vậy! Đó chính là thơ Đường luật!

Thơ ca là một dòng chảy bất tận trong văn học Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa nhưng văn học Việt Nam vừa có những kế thừa, vừa có sự sáng tạo và phát triển. Một trong số đó, không thể không nói đến thể thơ Đường luật được biết bao thi nhân sử dụng thời trung đại. Thể thơ Đường luật đã góp phần giúp văn học Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thi phẩm đáng được coi là tuyệt tác.

Thơ Đường luật được đưa vào dạy học trong SGK Ngữ Văn 7 với một số tác phẩm như: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt?), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông), Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), …. Thơ Đường luật có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Đường. Thơ Đường phát triển qua 3 giai đoạn: sơ Đường (617 – 755), Trung đường (755 – 821), Vãn Đường (821 – 907), trong đó, thời kì thơ Đường đạt đến đỉnh cao trong khoảng năm 713 – 766. Giai đoạn này, thơ Đường là sự kết tinh của các khuynh hướng, trường phái khác nhau như: khuynh hướng hiện thực với Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; khuynh hướng lãng mạn gắn với tên tuổi Lý Bạch; trường phái Sơn Thuỷ Điền Viên với Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Phái Biên Tái với Sầm Than, Cao Thích. Thơ Đường phát triển mạnh mẽ và qua con đường giao lưu, tiếp xúc văn hoá đã đi sâu vào văn học Việt Nam.

Về nội dung, thơ Đường luật được chi phối bởi 3 cảm hứng. Thứ nhất là nỗi u hoài về thế sự, nặng niềm ưu tư xã hội, đó là cảm hứng của nhà Nho. Thứ hai, thơ Đường hướng về tư tưởng Đạo giáo yêu thiên nhiên, thích xa lánh việc đời, gắn với tư tưởng lão Trang. Thứ ba, thơ Đường hướng về Phật giáo, xa lánh đời nhưng vẫn gần nhân thế. 

Về nghệ thuật, đặc điểm thơ Đường luật được tìm hiểu theo các yếu tố: Thể thơ, Cấu trúc và Luật thi. Trước hết, thể thơ Đường được phân loại như sau:

Về luật thi, tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Thi pháp thơ Đường” khẳng định: “Một bài thơ phải bảo đảm sáu yêu cầu về niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục” [1; 195]. Trước hết, “niêm” nghĩa đen là “dính”, là nguyên tắc phân phối thanh theo chiều dọc, nó làm các liên thơ liên kết (dính) với nhau. “Luật” là luật điều tiết âm thanh theo chiều ngang (trong một dòng thơ), sao cho bằng trắc hoà hợp. Có thể tóm gọn luật thơ Đường trong câu: “nhất, tam, ngũ, bất luận / nhị, tứ, lục phân minh”. Có nghĩa là chữ thứ  tư phải là tâm đối xứng, khác thanh với hai chữ 2 và 6. Còn các chữ 1,3,5 có thể thay đổi linh hoạt. Về vần, thơ Đường luật chỉ được gieo một vần là vần bằng. Vần trắc rất ít khi được dùng. Về đối, đây là nguyên tắt bắt buộc của luật thi. Nguyên tắc này yêu cầu hai liên 3 và 4 phải là “đối liên” (cặp câu đối nhau), tức là câu 4 phải đối với câu 3, câu 6 phải đối với câu 5. 

Về cấu trúc, thơ Đường thường được chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết (khai, thừa, chuyển, hợp) như sau: 

Ngoài ra, một số bài thơ Đường có thể chia làm 3 phần: 2/4/2 hoặc 2 phần 4/4. 

Để làm rõ những đặc điểm riêng, chúng ta có thể sử dụng bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đến phân tích thi luật thể thơ Đường như sau: 

Có thể nói, “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một tuyệt tác Đường luật Việt Nam. Tác giả vừa sử dụng ngôn ngữ Nôm của dân tộc vừa vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật. 

          Thơ Đường luật kết tinh những giá trị văn hoá tốt đẹp, là đỉnh cao của thơ ca trung đại. Các thi nhân Việt Nam đã biết dựa theo thể thơ truyền thống của Trung Quốc và có những vận dụng, sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó, tìm hiểu thơ Đường luật cũng chính là cách người đọc khám phá nền văn học cổ trung đại cũng như tư tưởng dân tộc qua mỗi thời kì. 

Mình mong rằng với những gì vừa chia sẻ, chúng ta sẽ có thái độ tôn vinh, trân trọng hơn đối với thơ Đường luật và có tinh thần nghiêm túc, cầu tiến khi học tập về thể thơ Đường. 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1109

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống