Bài 1: Tạo lập thế giới

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

a.

– Lỗi sai: Câu chủ đề nói về tình yêu nam nữ, nhưng các câu văn triển khai lại nói đến cả tình yêu quê hương, đất nước.

– Sửa: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước là những bài nhiều hơn tất cả.

b.

– Lỗi sai: Câu văn thứ hai chưa triển khai rõ nội dung của câu chủ đề.

– Sửa: Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

– Lỗi sai: Câu văn số 3 không liên quan đến chủ đề của đoạn văn.

– Sửa: … Họ chăm chỉ, cần cù, yêu quê hương, yêu cuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và đấu tranh với các ác không biết mệt mỏi. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

a. (3) – (5) – (2) – (1) – (4)

Ghép đoạn:(3) Người xưa có câu: Một lần thất tín, vạn lần bất tin. (5) Chúng ta nên làm gì để có thể giữ chữ tín của mình? (2) Trước hết, chúng ta cần phải biết coi trọng lời hứa, không gian đối với mình và với người. (1) Cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua chuyện để lấy lòng. (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn.

b. (4) – (1) – (6) – (3) – (2) – (5) – (7)

Ghép đoạn: (4) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (1) Bản tên là Hua Tát. (6) Bản Hua Tát ở thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. (3) Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt. (2) Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối đi. (5) Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu. (7) Hai bên lối đi đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ dây leo không biết tên gọi là gì.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

a.

– Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết

– Sửa: Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp. Nhưng tôi không nghe thấy gì.

b.

– Lỗi sai: Dùng sai phương tiện liên kết

– Sửa: Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Vì vậy/Bởi vậy/Do vậy những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.

c.

– Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết

– Sửa: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Họ còn khá giản đơn. Tuy nhiên/Mặc dù vậy, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.

d.

– Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết

– Cách sửa: Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân. Qua đó/Bởi vì Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ.

Từ đọc đến viết

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc.

Bài viết tham khảo

Thần thoại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân- Âu Cơ, Thạch Sanh,.. , trong đó tôi ấn tượng nhất là truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh được biết đến là “chúa của những miền non cao” trong khi Thủy tinh là “chúa của vùng nước thẳm”. Vì khó chọn lựa giữa hai chàng trai tài giỏi, vua Hùng đã ra quyết định: “Nếu ai mang sính lễ đến trước gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao thì ta sẽ gả con gái cho người đó”. Kết quả là Sơn Tinh đã mang sinh lễ đến trước và rước được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương nên vô cùng tức tối. Sau đó thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió đem quân đến nhằm cướp Mỵ Nương. Nhưng trước sức mạnh của Thủy Tinh cfng sự đồng lòng của người dân Văn Lang, thủy Tinh đã bại trận. Có thể nói đây là một câu chuyện thần thoại vô cùng ý nghĩa khi mượn hình ảnh cuộc chiên giữa hai vị thần để nói về nguồn gốc bão lụt hàng năm trên đất nước ta. Cùng với đó là hình ảnh người dân đoàn kết phòng chống thiên tai được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Sơn Tinh cùng nhân dân Văn Lang chống lại Thủy Tinh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống