Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

1. Văn bản nghị luận

– Văn bản nghị luận là loại văn bản thực hiện chức năng thuyết phục thông qua một hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. Đề tài của văn bản nghị luận rất rộng, bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học… Căn cứ vào đề tài được đề cập và nội dung triển khai, có thể chia văn bản nghị luận thành nhiều tiểu loại, trong đó nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai loại phổ biến, quen thuộc. Ở những bối cảnh văn hóa và thời đại khác nhau, văn bản nghị luận có những đặc điểm riêng. Khi viết văn bản nghị luận, tùy vào tính chất của thể loại được chọn, các tác giả cũng thường chú ý sử dụng yếu tố biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục cho văn bản. 

2. Các yếu tố chính của văn bản nghị luận

– Luận đề là vấn đề, tư tưởng, quan điểm, quan niệm,… được tập trung bàn luận trong văn bản. Việc chọn luận đề để bàn luận luôn cho thấy rõ tầm nhận thức, trải nghiệm, sở trường, thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống của người viết. Thông thường, luận đề của văn bản được thể hiện rõ từ nhan đề.

– Luận điểm là một ý kiến khái quát thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm của tác giả về luận đề. Nhờ hệ thống luận điểm (gọi nôm na là hệ thống ý), các khía cạnh cụ thể của luận đề mới được làm nổi bật theo một cách thức nhất định.

– Lí lẽ, bằng chứng được gọi gộp là luận cứ. Lí lẽ nảy sinh nhờ suy luận logic, được dùng để giải thích và triển khai luận điểm, giúp luận điểm trở nên sáng tỏ và đứng vững. Bằng chứng là những căn cứ cụ thể, sinh động được khai thác từ thực tiễn hoặc từ các tài liệu sách báo nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp lí của lí lẽ.

3. Bài nghị luận xã hội

– Bài nghị luận xã hội là một trong nhiều dạng của văn bản nghị luận, đề cập các vấn đề xã hội được quan tâm rộng rãi, không đi vào những vấn đề, lĩnh vực quá chuyên sâu, nhằm tạo được sự hồi đáp tích cực, nhanh chóng từ phía người đọc, người nghe. Đề tài của bài nghị luận xã hội rất phong phú, thường được xếp vào hai nhóm chính: bàn về một hiện tượng xã hội; bàn về một tư tưởng đạo lý có tính phổ cập. Đáp ứng yêu cầu chung của một văn bản nghị luận, bài nghị luận xã hội cũng phải xác lập được luận đề rõ ràng; triển khai bằng hệ thống luận điểm tường minh với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng xác đáng; có lời văn chính xác, sinh động.

4. Lỗi về mạch lạc và liên kể trong đoạn văn, văn bản

– Các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản đều phải hướng về một chủ đề hay một nội dung bao trùm và phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu không, đoạn văn hoặc văn bản đó mắc lỗi mạch lạc.

– Các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản còn phải được kết nối chặt chẽ với nhau trên phương diện hình thức ngôn ngữ. Lỗi liên kết thể hiện rõ khi các phép liên kết như lặp, thế, nối,… không được sử dụng trong trường hợp cần thiết hoặc bị dùng sai.

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Tôi cảm thấy thiêng liêng, tự hào

Câu hỏi 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Tôi đã từng nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trên báo đài thuộc các chương trình khoa học, xã hội, được nhìn trực tiếp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và ở các khẩu hiệu được treo trong trường học. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được nhắc ở ngay đầu mạch lập luận.

– Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

2. Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

– Các vị vua anh minh đã “yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”, “lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”.

3. Lý do chính của việc dựng bia là gì?

– Việc dựng bia không chỉ để vinh danh người đỗ đạt mà còn khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luện danh tiết, gắng sức giúp vua. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: 

     Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung đã khẳng định, đề cao vai trò của người hiền tài đối với sự thịnh vượng của một quốc gia, dân tộc. Với lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo thấu tình đạt lý, tác giả đã khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn luyện tài đức dựng xây đất nước, đồng thời đây cũng là bài học quý giá cho thế hệ sau này. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): 

– Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của các đứng thánh đế minh vương: quý chuộng, yêu mến, đề cao, ban ân, ban danh, bày tiệc

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. 

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Luận đề của văn bản: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Vì tác giả đã sử dụng luận đề đặt làm tiêu đề cho văn bản, đồng thời nhắc lại nó trong phần mở đầu. 

– Các luận điểm trong bài đều tập trung làm sáng rõ cho luận đề: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” với việc chỉ ra vai trò quan trọng của hiền tài, những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Đoạn (3) có ý nghĩa tiếp nối, bổ sung đối với đoạn (2)

+ Đoạn (2): Những việc đã làm để khuyến khích hiền tài

+ Đoạn (3): Những việc sẽ làm để khuyến khích hiền tài

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nội dung: khuyến khích những kẻ sĩ phải có trách nhiệm ra sức báo đáp, gắng sức giúp vua, giúp nước xứng đáng với sự tôn vinh, trọng đãi của nhà vua. 

– Đoạn văn (4) đảm nhận chức năng kết nối nội dung ý nghĩa của đoạn (3) và đoạn (5), đoạn (3) là tiền đề cho đoạn (4) và đoạn (4) là tiền đề cho đoạn (5), giúp cho mạch văn toàn bài được thống nhất, thuyết phục. 

+ Đoạn (3): Việc làm khuyến khích hiền tài bằng cách dựng bia đá đề danh. 

+ Đoạn (4): Khuyến khích hiền tài gắng sức giúp vua, giúp nước xứng đáng với sự trọng dụng

+ Đoạn (5): Ý nghĩa của việc được khắc tên trên bia đá. 

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Với tư cách là một người truyền đạt “thánh ý”, tác giả đem lại cái nhìn, cách đánh giá khách quan, sáng suốt về việc trọng dụng hiền tài.

– Với tư cách là một kẻ được trọng dụng, tác giả bày tỏ suy nghĩ chủ quan về ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với nước, thể hiện thái độ biết ơn, báo đáp đồng thời đưa ra lời khuyến khích với thế hệ sau. 

=> Với hai tư cách như vậy, bài văn bia của tác giả càng có sức thuyết phục, hấp dẫn, xác đáng cả về lý, về tình. 

Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nguyễn Trãi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của nhà Minh, là quân sư đắc lực của Lê Lợi trong việc bày mưu tính kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi. Vì vậy, sau khi chiến thắng, Nguyễn Trãi đã được nhà vua ban thưởng xứng đáng, phong tước “Quan phục hầu”, giữ một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê. 

– Ngô Thì Nhậm cũng là một hiền tài, nhận được sự trọng dụng của vua Quang Trung. Tin tưởng vào tài năng, trí tuệ của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã giao cho ông việc ngoại giao với nhà Thanh để tính kế lâu dài. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Tây Sơn, Quang Trung phong Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. 

Câu 8 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết có vai trò vô cùng quan trọng trong văn nghị luận. 

+ Xác định mục đích viết giúp người viết luôn tập trung vào đúng đề tài được nói đến, khiến các luận điểm , luận cứ trở nên hệ thống, rõ ràng, chính xác.

+ Bày tỏ quan điểm của người viết giúp văb bản nghị luận tăng thêm tính thuyết phục, thấu tình đạt lý. 

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Đoạn văn tham khảo:

Dù ở bất kì giai đoạn nào của lịch sử, trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,…. chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự  phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.  

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

 Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, tôi thường cảm thấy ngưỡng mộ và băn khoăn, thắc mắc với những giá trị mà tác phẩm nghệ thuật đó mang lại. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

– Cách mở đầu bài viết bằng một câu chuyện gây ra sự tò mò trong lòng bạn đọc, bạn đọc sẽ muốn khám phá câu chuyện mở đầu sẽ gợi dẫn ra điều gì ở phía sau.

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

– Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú của chú

3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

– Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác

4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

– Đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ. Vì một người hoạ sĩ nếu không có tấm lòng đồng cảm mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực thụ. Nhờ có tấm lòng đồng cảm nên hoạ sĩ cũng có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

– Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà còn trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Người nghệ sĩ phải biết mở lòng ra để đồng cảm nhiều hơn với vạn vật, đích thân trải nghiệm sức sống của vạn vật, tấm lòng phải chiếu sáng cùng vạn vật thì vạn vật đều thu cả vào tâm trí người nghệ sĩ

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

– Trẻ em hơn người lớn ở điểm chúng rất giàu lòng đồng cảm. Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,…. Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Yêu và đồng cảm”: 

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.  

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6

– Những câu nói về trẻ thơ:

+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm

+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,…. Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

– Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Tác giả không chỉ đề cập trong phạm vi hội hoạ mà nói tới danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ những người hoạt động nghệ thuật nói chung. 

– Một số câu thể chứng minh:

+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành. 

+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại

+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ. 

+ Đoạn 5: Chí có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nó. Những người ấy chính là nghệ sĩ

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nội dung của từng đoạn

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

– Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi. 

– Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

– Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

– Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm. 

– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.

Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần một, người đọc sẽ không thể kết nối được mối liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật được tác giả đặt ra trong văn bản. Câu chuyện chính là tiền đề để bạn đọc nhận ra trẻ em giàu lòng đồng cảm và bản chất của trẻ em là nghệ thuật. Vì vậy, nếu không có câu chuyện mở đầu, văn bản sẽ bị giảm đi sức hấp dẫn, thuyết phục

Câu 7 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” là cái nhìn chân thật, tươi trẻ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, qua lời nhận định, Xuân Diệu gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng cái nhìn chân thật nhất. 

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, giúp đỡ mọi người lúc họ gặp khó khăn . Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Trong hình dung của tôi, nhà thơ là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phong phú, có tài sử dụng ngôn ngữ. Tôi không cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, bốc đồng

Câu hỏi 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): 

“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng)

“Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki)

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?

– Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” vì cách diễn đạt của văn xuôi thường rõ nghĩa hơn thơ, vì vậy, lớp nghĩa của văn xuôi thường được biểu hiện trực tiếp trên văn bản. 

2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

– Hai thuật ngữ không diễn đạt cùng một ý

– Nghĩa tiêu dùng: lớp nghĩa được mọi người sử dụng chung, tất cả đều hiểu (có thể thay đổi theo môi trường, độ tuổi sử dụng ngôn ngữ)

– Nghĩa tự vị: bản chất nghĩa của từ, được giải thích trong từ điển (nghĩa cố định, không thay đổi).

3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?

– Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

– Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng. 

– Tác giả “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ. 

4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

– Nghĩa là họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất, làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Chữ bầu lên nhà thơ”: 

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

-Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản là: Ý nghĩa thực chất của việc sáng tác thơ ca đối với người nghệ sĩ. 

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

-Ta có thể nói quan niệm thơ chính là số phận của mổ nhà thơ. 

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

+ Với ý kiến thứ nhất: “Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”. 

+ Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go. 

-Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người. 

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ. 

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. 

Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân. 

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình. 

* Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa.

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển. 

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): 

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b. 

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

– Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

– Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

– Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

– Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

– Phép lặp: chỉ, đồng cảm

– Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

– Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. 

Đoạn 3:

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù … nên 

b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn

– Về nội dung

+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách

+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách

+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn

=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau

– Về phép liên kết

+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù … nên

+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản. 

c. Cách sửa

Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

* Yêu cầu: 

– Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

– Chỉ ra các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

– Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.

– Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể được thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.

* Phân tích bài viết tham khảo: 

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

– Nhan đề bài viết cho biết vấn đề được bàn luận.

– Đoạn văn 1: Xác lập vị thế, giọng điệu người trong cuộc, người chứng kiến, trải nghiệm,… Nêu thói quen cần từ bỏ.

– Đoạn văn 2: Bày tỏ thái độ cảm thông, hiểu biết, chia sẻ để gây thiện cảm hay tạo nên ấn tượng tích cực cho đối tượng được thuyết phục.

– Đoạn văn 3: Chỉ ra các biểu hiện của thói quen cần từ bỏ và phân tích mặt tiêu cực của thói quen đó.

– Đoạn văn 4: Bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ của mình đối với người được thuyết phục.

– Đoạn văn 5: Khái quát lại vấn đề, nâng lên thành bài học nhận thức, ứng xử.

Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Người viết cần tạo được sự gắn kết với người đọc, khi thuyết phục cần đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hợp lý, chính xác

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện. Tuỳ vào mục đích, nội dung và đối tượng thuyết phục, người viết có thể lựa chọn vị thế phù hợp thông qua cách xưng hô, cách sử dụng một số ngôn ngữ đặc biệt, cách đặt câu,….

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục cho thấy cái nhìn sâu rộng của người viết về nội dung trình bày, có thể dự đoán được những tình huống bất ngờ và đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý,

* Thực hành viết 

1. Chuẩn bị viết

–  Lựa chọn vấn đề: thói quen / quan niệm cần từ bỏ: Viết đoạn văn thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.

2. Tìm ý, lập dàn ý 

a. Tìm ý: 

– Thói quen cần từ bỏ có những biểu hiện gì cụ thể?

+ không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,….

– Vì sao cần phải từ bỏ thói quen ấy? Nó đã ảnh hưởng không tốt đến bạn và môi trường hoặc cộng đồng như thế nào?

+ Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh

+ Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút

+ Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp

+ Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền

– Việc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?

+ Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí

+ chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập

+ Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

– Tôi và tập thể có thể hỗ trợ gì cho bạn

+ Hướng dẫn làm những bài tập khó

+ Học nhóm

b. Lập dàn ý: 

Dàn ý tham khảo: 

– Mở bài: Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

– Thân bài

+ Biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà:  không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,….

+ Lí do nên từ bỏ thói quen không làm bài tập:  Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh,   Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút, Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp, Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền,…..

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí,  chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập, Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quan không làm bài tập

– Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

3. Viết

– Dựa vào dàn ý đã lập để thực hiện bài viết.

– Cần chọn giọng điệu ân cần, cảm thông khi thể hiện lý lẽ thuyết phục. Dù khi viết, bạn không nhất thiết phải nêu tên người được thuyết phục, nhưng bạn cần hình dung về đối tượng đang nghe mình nói một cách hết sức cụ thể. Điều này sẽ giúp bài viết tránh được những lời hô hào chung chung.

– Cần nêu những bằng chứng tích cực để bài viết thể hiện rõ tính chất động viên.

Bài viết tham khảo:

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời. 

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.  

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất. 

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Nếu có thể từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả học tập mong muốn và theo đuổi được ước mơ của mình.  Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống. 

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

– Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để đảm bảo không bỏ xót ý.

– Thay thế những từ ngữ có thể tạo nên giọng điệu thuyết phục không thích hợp, chẳng hạn như những từ ngữ toát lên sắc thái mệnh lệnh, quyết đoán: Không được, cần phải,… Bỏ những ý, những câu dễ tạo ra phản ứng ngược từ phía người được thuyết phục.

– Bổ xung những ý, những câu thể hiện sự cảm thông, chia sẻ cần thiết với đối tượng được thuyết phục nếu thấy còn thiếu.

– Chỉnh lại những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp với bối cảnh thuyết phục trong việc sử dụng các đại từ xưng hô.

– Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hỏi và tổ chức văn bản.

* Yêu cầu: 

– Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.

– Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm,…)

– Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối được những ý kiến đã phát biểu.

– Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể).

– Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

1. Chuẩn bị nói và nghe 

a. Chuẩn bị nói

– Lựa chọn đề tài

– Tìm ý và sắp xếp ý

– Xác định từ ngữ then chốt

b. Chuẩn bị nghe

– Tìm hiểu trước vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý kiến tham khảo thảo luận. Những điều cụ thể cần tìm hiểu trước: Vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học? Vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm?…

– Phác thảo trước trong sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại khi theo dõi cuộc thảo luận.

2. Thực hành nói và nghe 

Người nói

Người nghe

– Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận.

– Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận của riêng mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó.

– Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhấn mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận.

– Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra ý kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực.

– Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi chép những điểm cần tranh luận với người nói.

 Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là …………………………………….. học sinh lớp………..trường……………….

Hôm nay, tôi rất vui khi được tham dự buổi thảo luận: “Học tập – trách nhiệm hay nghĩa vụ của người học sinh” . Chủ đề hôm nay tôi muốn bàn luận với các bạn đó là: Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà. Có lẽ chủ đề này vô cùng gần gũi và thiết thực với các bạn phải không nào?

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời. 

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.  

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất. 

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Bài nói của tôi xin dừng lại tại đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn lời nhắn nhủ: Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống.

3. Trao đổi 

– Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm (tán đồng, bác bỏ, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,…). 

– Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau: 

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại. 

– Đặc điểm nghệ thuật

+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. 

+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục

+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận, tuy nhiên nên sử dụng với mực độ hợp lý để phù hợp với vấn đề bàn luận. Có thể đưa yếu tố tự sự vào phần mở đầu để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận hoặc sử dụng làm dẫn chứng để phân tích vấn đề. 

Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Luận đề

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Cách triển khai luận điểm

Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài

Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận

+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ 

+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng

-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ

-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. 

Cách nêu lý lẽ và bằng chứng

Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. 

Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. 

Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ……

Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng

Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. 

Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. 

Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. 

Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội: 

+ Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân.

+ Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến. 

Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),…

– Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),…

– Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),…

* Nội dung chính “Thế giưới mạng và tôi”: 

Mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của mạng với thế giới bên ngoài.

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

1. Cách nhìn nhận về thế giới mạng thông qua một trải nghiệm cá nhân.

– Thế giới mạng là nơi ta có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc hoặc nêu quan điểm cá nhân.

– Thế giới mạng như một tấm gương của cuộc sống, phản chiếu nhiều mặt của con người, của xã hội.

– Là nơi kết nối, giao lưu, tạo dựng những mối quan hệ.

2. Việc xác định thái độ chủ động trước thế giới mạng.

– Những gì bạn viết trên mạng phản ánh một phần con người bạn. 

– Cũng như trong cuộc sống, những quan điểm của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng. Bạn “ném” ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó.

– Đối diện với cuộc sống phong phú, đa dạng ấy, ta cần phải tỉnh táo để nhận ra giá trị của mình cũng như của mọi người.

3. Sức hấp dẫn riêng của cách nghị luận dưới hình thức tâm tình, thổ lộ.

– Biến bài nghị luận tưởng chừng như khô khan trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng, như một cuộc nói chuyện thân mật giữa hai người bạn. Từ đó, thông điệp dễ đi vào lòng người đọc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1156

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống