Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

Nội dung

Tác phẩm

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nho nhỏ

Ngôi kể của người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Nhân vật chính

Giăng Van-giăng

Gia-ve, Phăng-tin

Nga, Thanh

Nhân vật “tôi”, Na-đi-a

Điểm nhìn

điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật

Dưới góc nhìn của nhân vật Thanh

Nhân vật “tôi”

Chủ đề

Sức mạnh của công lý, tình thương có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền

Tình yêu quê hương, gia đình và tình cảm đôi lứa trong sáng, bình dị

Sự thấu hiểu và đồng cảm của con người

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu nhận biết

Người kể xưng “tôi”

Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật

Chức năng của lời kể

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của người kể

Đánh giá khách quan sự việc

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Khả năng bao quát xoay quanh nhân vật “tôi”

Khả năng bao quát rộng, toàn bộ câu chuyện

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, là người ngoài cuộc

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cho người đọc, khả năng tác động cao

Mang lại tính khách quan cho người đọc

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

– Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.

– Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:

+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.

+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.

Trả lời:

a. Tìm ý và lập dàn ý

– Hoàn cảnh nhân vật

– Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

– Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

– Đánh giá, nhận xét về nhân vật

b. Viết đoạn

Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc. 

Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn. 

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

(tham khảo bài viết: Thực hành viết bài nghị luận đánh giá tác phẩm truyện)

– Hoàn cảnh nhân vật

– Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

– Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

– Đánh giá, nhận xét về nhân vật

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)

– Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)

– Truyện ngắn “Con khướu sổ lồng” (Nguyễn Quang Sáng)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1168

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống