Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Vội vàng (Xuân Diệu)
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Những bài thơ ấy là đem lại cho bạn đọc một không khí mùa xuân tràn đầy sức sống với những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự rộn rã trong lòng người.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý:
– Các vần được gieo trong bài thơ;
– Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
– Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.
* Sau khi đọc
Nội dung chính “Mùa xuân chín”:
Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ loại: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ: gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
Thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
– Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:
“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.
– Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
– So sánh với một bài thơ trung đại:
|
Thu hứng – Đỗ Phủ |
Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử |
|
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm. |
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột sọt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. |
Ngắt nhịp |
4/3 |
4/3 |
Gieo vần |
Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4 |
Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4) |
Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
– Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
– Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.
Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn. Những hình ảnh thiên nhiên rạo rực, tràn đầy sức sống, nhịp điệu bài thơ nhanh, uyển chuyển, cách gieo vần linh hoạt đã góp phần thể hiện nỗi nhớ làng quê da diết, niềm trân trọng cái đẹp và nuối tiếc khi không thể giữ cái đẹp tồn tại vĩnh hằng.
Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):
– Là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của xuân
– Là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với đời, khát kháo giao cảm với đời nhưng lại có sự bất an về sự trôi chảy của thời gian.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
Đoạn văn tham khảo:
Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh “Mùa xuân chín”. Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ “sóng” và từ “gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang “cựa quậy”, đang “sóng sánh” ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.