Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Bố cục
Nội dung chính
1. Chuẩn bị
– Khi đọc ca dao cần chú ý những nội dung sau:
+ Là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
+ Sử dụng nhiều thể thơ, nhiều nhất là thơ lục bát.
+ Nhằm thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó 3 bài ca dao sau là nhằm thể hiện tình cảm gia đình.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc.
Câu hỏi trang 42 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong ba bài ca dao.
Trả lời:
– Cả ba bài sử dụng thể thơ lục bát
– Nhịp thơ: 4/2 và 4/4
– Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
Chữ thứ 8 câu 8 vần thứ 6 câucâu 6
Câu hỏi trang 43 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trả lời:
– Cả ba bài đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 43 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình
Trả lời:
– Bài 1: Nói về tình cảm, công lao của cha mẹ
– Bài 2: Con người luôn phải nhớ về ông cha tổ tiên của mình
– Bài 3: Tình cảm anh em thuận hòa
Câu 1 trang 43 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Trả lời:
– Phép tu từ so sánh được sử dụng trong bài ca dao 1
+ Công cha được so sánh với núi ngất trời
+ Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông.
-> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh công lao trời biển của cha mẹ, không thể đo đếm cụ thể được. Đồng thời cũng giúp câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi tả.
Câu 1 trang 43 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Em thích nhất bài ca dao thứ 3
– Vì qua bài ca dao đó em biết trân trọng hơn tình cảm anh em trong gia đình mình. Giúp em hiểu rằng tình anh chị em là thứ tình cảm thiêng liêng đáng quý vô cùng.
Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác: