Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Bố cục
Nội dung chính
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 37 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop( Andrey Alekseyevic Usachev)
Trả lời:
– Andrey Alekseyevich Usachev (Андрей Алексеевич Усачёв, 1958-) là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.
– Ông sinh tại Matxcơva,
– Có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về ” chân vòng kiềng” của gấu con
Trả lời:
– Sở dĩ tác giả đưa thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng vào trêu trọc gấu vì tác giả muốn đẩy tình huống lên cao, không chỉ một người chê mà rất nhiều người chê bai, cười nhạo đôi chân vòng kiềng của gấu.
Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:” Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy”
Trả lời:
– Bởi mẹ muốn gấu thoát ra khỏi cảm giác mặc cảm tự ti về bản thân, muốn cho con hiểu rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, nó không phải là khuyết điểm. Với đôi chân vòng kiềng ta vẫn có thể làm rất nhiều việc như ông, bố mẹ gấu.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng
Trả lời:
Sáng nay khi đang vui vẻ đi dạo trong khu rừng nhỏ. Bỗng từ đâu một quả thông già rơi xuống làm vướng chân tôi, tôi làm tôi loạng choạng và bị ngã. Trên cây bạn sáo hét thật to trêu chọc tôi là đồ chân vòng kiềng. Thế rồi các bé thỏ cũng từ đâu chui ra hùa vào trêu chọc đôi chân của tôi. Tôi giận lắm và rất buồn về nhà tôi mách mẹ, mẹ giảng giải cho tôi hiểu đôi chân tôi không hề xấu nó rất đẹp và khỏe mạnh. Như chân bố và mẹ cũng vòng kiềng đó thôi, hay như ông nội dù đôi chân vòng kiềng nhưng ông là người giỏi nhất làng. Nghe mẹ nói thế tôi bình tâm nghĩ lại và thấy rất tự hào về đôi chân của mình. Buổi chiều đó, tôi chạy vào vườn đi dạo và hét thật to “- Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo”.
Câu 2 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Ngoại hình của con gấu trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?
Trả lời:
– Trong cảm nhận của thỏ và sáo đôi chân vòng kiềng của gấu rất xấu. Vì vậy mà gấu rất tự ti, mặc cảm, buồn bã với đôi chân đó.
Câu 3 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tại sao ở hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?
Trả lời:
– Gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng và tự tin đi dạo trong rừng vì nó đã được mẹ giải thích về đôi chân đó, là một đôi chân rất đẹp và khỏe mạnh, mẹ rất tự hào về đôi chân đó. Ông nội, bô, mẹ đều là những người có đôi chân vòng kiềng nhưng đều rất khỏe mạnh và tài giỏi. Nên nó hoàn toàn có thể tự tin vào đôi chân của mình.
Câu 4 trang 39 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo em, ngoại hình của một con người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em, ngoại hình của một con người có quan trọng nhưng không phải là tất cả, thứ quan trọng nhất đó là phẩm chất, nhân cách của con người đó.
– Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì đó là một tính cách rất xấu, việc làm đó sẽ gây ra nhiều tổn thương cho người khác.
Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác: