Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Tri thức đọc hiểu

Kí: là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm, chứng kiến của những người viết

Hồi kí: chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chững kiến trong quá khứ 

Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí: thường xưng tôi hoặc chúng tôi mang hình bóng của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. 

Hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí: “Ghi chép” theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm.

Tri thức tiếng Việt

Ẩn dụ, hoán dụ

– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

 “Những mũi tên đen…” trong đoạn “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đầu bay tới tấp.

 “Ấy là những con chèo bẻo” là hình ảnh ẩn dụ. 

Ẩn dụ này dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ bay,… của bầy chim chèo bẻo với những mũi tên được bắn đi từ dây cung.

– Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa…”

 (Lấy vật chứa để gợi vật được chứa); “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghi/ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” (lấy bộ phận để gợi toàn thể);…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 941

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống