Bài 7: Gia đình yêu thương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi:

– Những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ:

+ để lại cho tôi nhiều cảm xúc

+ làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình

+ khiến tôi nghĩ đến cha mình

– Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

– Những câu thuộc về phần mở đoạn:

+ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một trong những bài thơ để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

+ Tác phẩm viết về tình cho con thiêng liêng bằng giọng thơ giản dị, chân thành.

=> Sở dĩ em biết đây là các câu mở đoạn vì những câu thơ này trình bày bao quát vấn đề của đoạn văn.

– Những câu thuộc về phần thân đoạn:

           Hình ảnh “cha dắt con đi” được lặp lại nhiều lần không chỉ thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến của cha dành cho con mà còn gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Cha như cánh buồm đưa con đến những chân trời mới. Nếu hình ảnh người cha đem đến cho người đọc cảm giác về sự ân cần, che chở thì hình ảnh đứa con lại cho thấy sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha. Lời đề nghị ngây thơ, đầy tin yêu: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình với ước mơ khám phá những chân trời mới lạ.

=> Phần này trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật và những cảm nhận của tác giả.

– Câu kết của đoạn văn: Tôi tự nhắc nhở mình cần yêu thương cha nhiều hơn nữa vì tôi vẫn đang may mắn được sống trong vòng tay cha.

=> Nội dung: Câu kết đoạn thể hiện cảm xúc và bài học của tác giả rút ra từ văn bản này.

– Những từ ngữ được dùng theo kiểu:

+ Lặp lại: từ “cha con” được lặp lại ở các câu trong đoạn văn.

+ Thay thế: từ “tác phẩm” ở câu (2) thay thế cho từ “những cánh buồm” của câu (1).

=> Tác dụng: làm đoạn văn trở nên liền mạch và tạo thành khối thống nhất.

Hướng dẫn viết bài:

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Bài viết tham khảo

      Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1119

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống