Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Nội dung chính

Bố cục

Trước khi đọc

1 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh hùng là người bình thường hoặc nổi tiếng có những phẩm chất cao quý hay những thành tính phi thường.

2 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

– Võ Thị Sáu bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước và có ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

– Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên.

– Chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương ở Đất Đỏ.

– Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị.

Đọc văn bản

Hình dung (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Chủ nhân vết chân to lớn là người cao lớn, sức mạnh phi thường hơn người bình thường.

Theo dõi (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đặc biệt ở chỗ một cậu bé ba tuổi yêu cầu những trang phục, vũ khí của một tráng sĩ trưởng thành, khỏe mạnh và hứa phá tan lũ giặc nếu có đủ đồ.

Hình dung (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Bà con ai này đều vui mừng, sẵn sàng góp gạo thóc để nuôi chú bé.

Tưởng tượng (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Miếu thờ ban đầu có thể to, chắc chắn, có tượng tạc hình thánh gióng cưỡi ngựa cầm tre đi đánh giặc, luôn có đồ cúng,…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.

– Không gian: làng Phù Đổng, đất nước.

– Hoàn cảnh: đất nước đang chìm trong chiến tranh.

Câu 2 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Mẹ Gióng chỉ vì ướm thử vào vết chân lạ mà mang thai Gióng, sau 12 tháng thì sinh ra. Đã 3 tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, đặt đâu nằm đấy. 

Câu 3 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng.

b. Sự đoàn kết của nhân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước.

c. Ước mơ của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh vô địch, cường tráng, oai phong đủ sức đánh tan mọi kẻ thù.

d. Ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương.

e. Thái độ ca ngợi, tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng.

Câu 4 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

– Chiến công phi thường mà Thánh Gióng đã làm nên là đánh tan quân giặc.

– Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc giữ nước.

+ Mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.

Câu 5 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Chủ đề đánh giặc cứu nước.

Câu 6 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: Hiện nay, vẫn còn đền thờ…nay gọi làng Cháy.

→ Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng để nhân dân tin rằng Thánh Gióng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Thánh Gióng là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 892

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống