Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Em như lạc giữa “khu vườn” tuyệt đẹp với cảnh sắc độc đáo, chẳng nơi đâu có được khiến em thấy hứng thú, say mê vô cùng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Dựa vào hành trình mà giáo sư A- rô- nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”?
Trả lời:
Vì hải lưu họ đi có tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa của từ kuroshio là đen, và nó là hình ảnh của màu lam sẫm của nước biển ở đó.
2. Theo dõi: Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A- rô- nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê- mô và việc ở lại con tàu Nau- ti- lúx?
Trả lời:
– Nét-len không kiềm chế được bản thân nên đã nóng giận và cho rằng ý kiến mà giáo sư A-rô-nắc đưa ra là điên rồ, lo lắng việc mình đã chọn ở lại.
– Giáo sư A-rô-nắc lại cảm thấy hào hứng vì mình sẽ biết thêm được điều gì thú vị nếu ông bình tĩnh quan sát, tận hưởng trong con tàu.
3. Theo dõi: Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau- ti- lúx.
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lúx:
– Quang cảnh trước mắt tôi đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết.
– Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.
– Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ánh sáng rực rỡ bên ngoài.
– Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.
4. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào để về cảnh được miêu tả?
Trả lời:
Cảnh vật tuyệt đẹp với cảnh sắc độc đáo, chẳng nơi đâu có được khiến em thấy hứng thú, say mê vô cùng.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Cuộc tranh luận đầy mâu thuẫn của giáo sư A-rô-nắc và Nét-len trong con tàu Nau-ti-lúx của thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô dưới lòng đại dương.
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Đề tài: những ngày đầu tiên trong hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lúx.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
– Tình huống: cuộc tranh luận đầy mâu thuẫn của giáo sư A-rô-nắc và Nét-len trong con tàu Nau-ti-lúx của thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô dưới lòng đại dương.
– Nhân vật: giáo sư A-rô-nắc, Nét-len, Công-xây.
– Không gian: dưới lòng đại dương.
– Thời gian: giả định.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản:
– Suy nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô.
– Cuộc tranh cãi giữa giáo sư với Nét-len.
– Say mê, hào hứng trước cảnh đẹp tuyệt mỹ dưới lòng đại dương.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
– Vấn đề tranh luận: Nét-len chỉ muốn bàn về kế hoạch muốn bỏ trốn của mình còn giáo sư A-rô-nắc lại mong muốn khám phá đại dương bí ẩn.
– Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả vì trước khunh cảnh hùng vĩ kia, các nhân vật đã bộc lộ được sự thích thú của mình mà quên đi cuộc mâu thuẫn trước đó.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Nhân vật Nê- mô |
Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê- mô |
Đón tiếp 3 người họ lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo. |
Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô |
Suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy khó hiểu về ông Nê-mô |
Thái độ của Công- xây về Nê- mô |
Gọi ông Nê-mô là một thiên tai “bị người đời hắt hủi” |
Thái độ của Nét len về Nê- mô |
Hỏi A-rô-nắc về lai lịch, ý đồ của ông Nê-mô. |
Thuyền trưởng Nê-mô là nhân vật bí ẩn với tính cách phức tạp, khó đoán.
Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Truyện xoay quanh cuộc sống của Nét Len, giáo sư A-rô-nắc và Công-xây khi họ bị rơi xuống biển và được tàu Nau-ti-lúx cứu. Họ đã xảy ra cuộc mâu thuẫn khi họ đi vào hải lưu của dòng “Sông đen” về kế hoạch chạy trốn hay là cùng nhau quan sát, tìm hiểu những điều hay ho dưới đáy biển này. Được chứng kiến tận mắt những cảnh đẹp mê hồn đó, dường như mỗi người đều thả hồn, chăm chú, đầy thích thú với cảnh vật mà quên đi cuộc tranh luận trước đó và họ dần hiểu ra thế giới đặc biệt với những bí mật thầm kín của người thuyền trưởng đầy bí ẩn Nê-mô.
Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Truyện khoa học viễn tưởng được viết theo thể hư cấu về một điều giả định nhưng vẫn dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của người viết truyện để nội dung được triển khai một cách mạch lạc, logic.