Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Trả lời: 

Các thử thách với nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” là những thử thách góp phần thể hiện bản chất thông minh của cậu bé.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: 

Trả lời: 

Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh là: “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.

2. Theo dõi: 

Trả lời: 

Thử thách thứ tư là quan trọng nhất vì đây là thử thách liên quan đến danh dự và vận mệnh quốc gia. 

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Ca ngợi, đề cao trí tuệ của nhân dân mà thông qua đó còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ ấy.

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

– Ý kiến lớn (Về nhân vật em bé thông minh): Đề cao trí tuệ của nhân dân.

– Ý kiến nhỏ 1: Qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

– Ý kiến nhỏ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự lanh lẹ, thích ứng nhanh của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội phong kiến không còn quá nhiều ràng buộc khắt khe về quan niệm sống, khoảng cách giữa các tầng lớp người trong xã hội cũng được xóa bỏ dần.

– Ý kiến nhỏ 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, không còn là danh dự của triều đình nữa mà nhấn mạnh lợi thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ triều đình.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

– Văn bản được viết ra nhằm mục đích bình luận về sự đề cao trí tuệ nhân dân.

– Nội dung chính: Ca ngợi sự thông minh, khả năng ứng biến nhanh nhạy của trí tuệ nhân dân bằng 4 thử thách.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

– Ý kiến nhỏ: đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

– Lí lẽ: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.

– Bằng chứng: em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

– Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba rất chặt chẽ và lô gic. Tác giả đã cùng đưa hai thử thách thứ hai và thứ ba vào để bình luận vì cả hai thử thách này đều do nhà vua đưa ra.

– Cách triển khai này đang muốn gợi ý về việc xác lập một hệ tư tưởng mới. Cần phải nới lỏng các quan niệm phong kiến về các tầng lớp trong xã hội.

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. 

Thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. 

Đề cao trí tuệ của nhân dân

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. 

– Thử thách đầu tiên

– Thử thách thứ hai và thứ ba

– Thử thách thứ tư

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. 

– Ý kiến 1: Qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

– Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự lanh lẹ, thích ứng nhanh của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội phong kiến không còn quá nhiều ràng buộc khắt khe về quan niệm sống, khoảng cách giữa các tầng lớp người trong xã hội cũng được xóa bỏ dần.

– Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, không còn là danh dự của triều đình nữa mà nhấn mạnh lợi thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ triều đình.

Câu 6 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Văn bản trên đã giúp em biết truyện cổ tích “Em bé thông minh” không chỉ ca ngợi, đề cao trí tuệ của nhân dân mà thông qua đó còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ ấy. Dù ước mơ có chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng ở thời kỳ phong kiến khi đó.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1084

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống