Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: 

– Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình. 

– Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. 

– Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức. 

– Thời gian và không gian không cụ thể.

– Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

– Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:

+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.

+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.

– Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Lời giải 1:

Em thích truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” hơn vì đây là câu chuyện này đã giúp em nhận ra được bài học sâu sắc về tình bạn khi hoạn nạn. Không chỉ vậy truyện còn đề cao trí thông minh của con người khi người bạn ở dưới đất đã vờ chết để tránh khỏi sự hung dữ của con gấu.

Lời giải 2:

Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con”. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:

– Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

– Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí

– Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện

– Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết

– Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên

– Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:

Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc…

=> Dấu chấm lửng biểu đạt ý còn nhiều đức tính tốt đẹp của anh Kinh Đồng chưa được kể hết.

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

a. Cách chuẩn bị bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn:

– Chuẩn bị:

+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói

– Trình bày:

+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,… liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói

+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

+ Phân bố thời gian nói hợp lí

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:

– Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.

– Sử dụng hình thức chế, nhại.

– Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:

– Cần sử dụng dấu chấm lửng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích của từng câu.

– Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch ý câu văn.

– Sử dụng dấu chấm lửng đúng công dụng của nó.

Câu 7 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Em có thể học được rất nhiều điều:

– Khi nhìn nhận bất cứ một sự việc, vấn đề gì cần phải nhìn bao quát, toàn diện, tránh phán xét phiến diện, nhìn một chiều.

– Trong cuộc sống cần phải tự biết bảo vệ bản thân mình, sống dũng cảm, tự rèn luyện phẩm chất khiêm tốn, không ngừng tu dưỡng bản thân. 

– Sống phải biết chia sẻ, tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, không bỏ rơi người khác trong hoạn nạn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 926

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống