Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

a.

– trí tuệ: là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

– quan niệm: là cách hiểu riêng của mỗi người về một sự vật, một vấn đề cụ thể nào đó.

b.

– thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

– thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế.

c.

– hoàn mĩ: vẻ đẹp hoàn hảo, không tì vết, không khuyết điểm.

– triết lí: là những điều được đúc rút bởi trải nghiệm, được phát biểu ngắn gọn, xúc tích.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia, quốc bảo, quốc kỳ,…

2

Gia (nhà) 

Gia đình, gia bảo, gia phong,…

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị, gia tăng, …

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, biến cố, biến chứng,…

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, vạn biến, bất biến,…

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, hội thảo, hội tụ,…

7

Hữu (có) 

Hữu hình, hữu ích,…

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tha hóa, chuyển hóa, biến hóa,…

Giải nghĩa:

– quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ.

– quốc kỳ: lá cờ của một đất nước.

– quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia.

– gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

– gia bảo: bảo vật của gia đình.

– gia phong: nề nếp, quy định của một gia đình.

– gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học

– gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào

– tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ

– biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân.

– biến chứng: sự việc, tình hình đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu, thường dùng cho sức khỏe.

– hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm

– hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm.

– hội thảo: cùng gặp nhau để thảo luận, bàn bạc về một vấn đề.

– hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…

– hữu ích: là có ích lợi.

– tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác.

– chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác.

– biến hóa: biến đổi sang trạng thái, hình dạng, tính chất khác.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

– Chiếc chuông cổ này được chỉ định là quốc bảo.

– Dù cuộc sống bôn ba, vất vả thì gia đình vẫn phải giữ nề nếp, gia phong.

– Tình bình bệnh của cậu Ba bỗng biến chứng xấu.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” chì là sự công nhận còn từ “tôn vinh” có giá trị ca ngợi, biểu thị danh hiệu cao quý. Trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận nên phải dùng từ “tôn vinh”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1141

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống