Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
* Tri thức về kiểu bài
Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (có thể là con người, sự việc … )
Yêu cầu đối với kiểu bài:
– Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
– Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
– Bố cục bài viết gồm ba phần:
Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê của người viết.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ – mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”.
Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”.
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
– Cảm xúc của người viết:
+ Sự bồi hồi, vô cùng xúc động, xao xuyến.
+ Cảm xúc yên bình, thanh thản và tận hưởng mùa xuân đến.
– Những yếu tố được sử dụng: Tự sự kết hợp miêu tả để lý giải cho cảm xúc, giúp bài viết trở nên giàu hình ảnh, chân thành, có sức hấp dẫn hơn, chạm đến trái tim người đọc.
Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Người viết đã trình bày cảm xúc thương nhớ của mình về kỉ niệm đón giao thừa ở Cần Thơ quê hương.
Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc:
– Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng, giản dị
– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
– Kết hợp với miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho việc biểu đạt cảm xúc
– Bố cục bài viết gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài:
Bài mẫu tham khảo:
Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.
Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.
Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người
– Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người ngắn nhất:
– Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hay nhất: