Bài 6: Hành trình tri thức (nghị luận xã hội)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. 

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

– Nêu được vấn đề cần bàn luận

– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến trên. 

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Ý nghĩa của sự tha thứ

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Truyền tải đến người đọc về vai trò quan trọng của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Dấu hiệu nhận biết: Bài văn viết về một vấn đề trong đời sống, đưa ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Những lí lẽ, bằng chứng trong bài viết:

– Lí lẽ 1: sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình.

– Bằng chứng 1: trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”.

– Lí lẽ 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

– Bằng chứng 2: Quan điểm của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: “Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục”.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

– Đoạn văn có chức năng giải thích: tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ…sẵn lòng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

– Đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh: Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn tha thứ với dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác…giá trị tích cực để hàn gắn cho quá khứ.

Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Đề xuất giải pháp: Viết thư cho những người mắc lỗi với ta để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương. 

Theo em, đó cũng là một giải pháp hợp lí. Giải pháp hay ở chỗ nó sẽ lan tỏa đến mọi người sự tha thứ, bao dung của mình nhưng nên sử dụng vào những trường hợp phù hợp.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Bài viết tham khảo

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự sẻ chia trong cuộc sống. Chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có tsự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

– Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn nhất:

– Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống hay nhất:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1056

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống