Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Câu 9 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Câu 10 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Kiểu bài |
Trước khi viết |
Tìm ý và lập dàn ý |
Viết bài/viết đoạn |
Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ |
– Xác định đề tài cụ thể – Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài |
– Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể |
Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. |
Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử |
– Xác định đề tài cụ thể – Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài |
– Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể |
Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. |
Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn biểu cảm về sự việc |
– Xác định đề tài cụ thể – Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài cụ thể |
– Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể |
Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. |
Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học |
– Xác định đề tài cụ thể – Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài |
– Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể |
Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. |
Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động |
– Xác định đề tài cụ thể – Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài |
– Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể |
Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. |
Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Câu 11 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ là:
– Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
– Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
– Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
– Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
– Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.
Câu 12 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước) là:
– Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.
– Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.
– Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.
– Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.
– Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.
– Đảm bảo thời gian quy định
Câu 13 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Theo em, khi giải thích về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động điều cần làm để người nghe có thể hiểu rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động đó là:
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan đến quy tắc/ luật lệ của hoạt động.
– Sử dụng ngữ điệu linh hoạt.
– Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ để mô tả những hành động, thao tác liên quan đến trò chơi hay hoạt động được giới thiệu.
– Sử dụng kết hợp các phương thức trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ,..để minh họa cho một số nội dung của bài nói.
Câu 14 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt:
– Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.
– Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.
– Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác.
Bảng hướng dẫn ký năng viết
Viết là tiến trình nảy sinh ý tưởng, sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng thành một văn bản nhằm giao tiếp với người khác.
Tiến trình viết gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
– Liệt kê bất kì ý tưởng nào trong đầu
– Đọc lại và sắp xếp các ý tưởng thành các nhóm
– Đọc lại yêu cầu của đề bài để điều chỉnh, thêm và bớt các ý tưởng
Bước 3: Viết
– Triển khai, phát triển các ý tưởng trong dàn ý thành câu, đoạn, bài.
– Đảm bảo các yêu cầu về thể loại của bài viết.
– Tiếp tục nhìn lại yêu cầu của đề bài, của thể loại, người đọc, mucuj đích viết để điều chỉnh phần trong quá trình viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
– Đọc lại toàn bộ bài viết trong sự đối chiếu với yêu cầu của đề bài, thể loại…
– Đối chiếu với bảng kiểm của kiêu bài để chỉnh sửa nội dung, cấu trúc của bài viết.
– Chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả
– Rút ra bài học kinh nghiệm để lần sau viết tốt hơn.
* Bài viết tham khảo:
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Chiến tranh khốc liệt đã qua đi nhưng sự hi sinh của các chiến sĩ vẫn được người đời nhớ tới bằng lòng biết ơn vô bờ bến. Hơn nữa, hình ảnh củ họ vẫn luôn tồn tại trong những bài thơ, bài văn và vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Trong đó em ấn tượng nhất với nhân vật “Lượm” trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
Đầu tiên phải kể đến là chân dung của cậu bé qua lời thơ của Tố Hữu. Đó là một cậu bé hoạt bát, đáng yêu. Một câu bé với “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”… Tất cả làm nôi bật nên một cậu bé nhỏ nhắn, tinh nghịch hệt như chú chim chích, đang nhảy nhót trên đường quê. Hơn nữa cậu bé là người sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng, trở thành một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, vẫn chuyển thư trong kháng chiến. Một câu bé không chỉ hồn nhiên, ngây thơ mà còn gánh trên vai mình một sứ mệnh cao cả.
Mọi thứ đều rất vui vẻ cho đến cái chết của cậu bé. Chiến tranh ác liệt, hy sinh là điều không thể tránh khỏi, cậu bé Lượm gan dạ, dũng cảm đã hy sinh trên đường liên lạc. Dù chiến tranh ác liệt nhưng cậu không hề sợ hãi, chỉ với mong muốn hoàn thành nhiệm vụ đã giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi của bom đạđ. Cái chết của cậu đến một cách tự nhiên, Tố Hữu đã biến nó thành một cái chết đau thương hùng tráng thay vì cái chết bi lụy.
Dù kết cục của cậu không mấy tốt đẹp, nhưng Lượm mãi mãi là tấm gương, là động lực sâu sắc cổ vũ tầng lớp thanh thiếu niên ra sức cống hiến, hi sinh vì độc lập dân tộc. Đó là lý do khiến em luôn có ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt với nhân vật này.