Tiếng Việt – Tập làm văn 10 tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải văn 10 bài lập dàn ý bài văn nghị luận (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài lập dàn ý bài văn nghị luận sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Tác dụng của việc lập dàn ý:

1. Khái niệm:

Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn.

2. Tác dụng: /p>

– Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi, mức độ nghị luận.

– Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót hoặc ý không cân xứng.

– Phân phối thời gian hợp lí khi làm bài.

II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Xét ví dụ:

Cho đề bài sau: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

Để lập được dàn ý cần tiến hành các bước sau:

a. Tìm hiểu đề:

– Đề bài yêu cầu triển khai vấn đề gì? (vai trò của sách)

– Các kiến thức cần huy động ở đâu? (trong cuộc sống thực tế)

– Hình thức thể loại của bài văn là gì? (giải thích và bình luận)

b. Tìm ý:

* Xác định luận đề:

– Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

– Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

* Xác định các luận điểm:

– Bài làm có ba luận điểm cơ bản:

(1)Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).

(2)Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

(3)Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

* Tìm luận cứ cho các luận điểm:

– Các luận cứ cho luận điểm (1):

   + Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

   + Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

– Các luận cứ cho luận điểm (2):

   + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

   + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

   + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

– Các luận cứ cho luận điểm (3):

   + Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

   + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc vâ học theo các sách có nội dung tốt.

   + Học những điều hay trong sách bôn cạnh việc học trong thực tế cuộc sống,

c. Lập dàn ý:

* Mở bài:

– Nêu khái quát vai trò tác dụng của sách trong đời sống.

– Dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki.

* Thân bài:

Triển khai lần lượt các luận điểm:

– Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội):

   + Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

   + Sách là kho tàng trí thức của nhân loại

– Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

   + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

   + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

   + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

– Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

   + Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

   + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

   + Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

* Kết bài: Bằng cách mở rộng vấn đề.

   + Tình hình thị trường sách hiện nay phức tạp ra sao? (số lượng đầu sách nhiều, chất lượng sách, đôi khi cả trong việc in ấn không đảm bảo).

   + Trong tình hình ấy, cần phải làm gì để chọn lựa được sách tốt? (nhờ sự tham vấn của thầy cô, của các phương tiện thông tin đại chúng,…).

   + Hiện nay, giới trẻ có rất nhiều cách để cập nhật thông tin và giải trí, vậy việc đọc sách còn hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao nữa hay không?

2. Kết luận

– Muốn lập dàn ý của một bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí có trọng tâm

– Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài (giới thiệu vấn đề triển khai), thân bài (lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ), kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề)

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Lớp anh (chị) có một số bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, các bạn đó nhẫn nhục chịu đựng, lấy câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành” làm phương châm xử thế. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ trên như thế nào cho đúng ?

Trả lời:

(1) Mở bài :

– Tục ngữ xưa đã đúc kết nhiều bài học quý về cách xử thế. “Một sự nhịn, chín sự lành” là một trong những câu tục ngữ đó.

– Cần hiểu và vận dụng bài học đó vào cuộc sống.

(2) Thân bài :

– Tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.

Trong cuộc sống, nếu ta biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút (một sự nhịn) thì mọi sự sẽ yên ổn (chín sự lành).

– Mặt đúng của phương châm ứng xử nhường nhịn :

   + Trong giao tiếp, nhiều khi phải nín nhịn để tránh những va chạm không cần thiết.

   + Nhường nhịn giúp ta bình tĩnh, thận trọng khi nhìn nhận sự việc.

   + Trong quan hệ với mọi người, nhất là với người tốt, người thân, kẻ yếu, cần nhường nhịn.

– Mặt hạn chế của phương châm ứng xử nhường nhịn :

   + Bị áp bức mà nhịn nhục có nghĩa là đầu hàng, là hèn nhát.

   + Thấy người yếu bị bắt nạt, thấy người tốt, việc tốt bị cản trở mà không bênh vực là thiếu dũng khí.

   + Trước hành động phi pháp, gây hại cho tập thể mà không dám chống lại là nhu nhược.

– Nên vận dụng phương châm nhường nhịn như thế nào :

   + Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.

   + Nhường nhịn lẽ phải, người tốt, người thân nhưng phải kiên quyết chống lại kẻ ác, việc xấu.

(3) Kết bài:

– Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân, nhưng không phải mọi lời khuyên đều có giá trị tuyệt đối.

– Cần vận dụng câu tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

2. Có ý kiến cho rằng : “Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình”.

Quan điểm của anh (chị) như thế nào ? Hãy lập dàn ý cho bài viết.

Trả lời:

Sau đây là một số ý lớn. Dựa vào đó, anh (chị) lập dàn ý chi tiết.

(1) Mở bài:

– Rừng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường, với cuộc sống của nhân loại.

– Dẫn ý kiến nêu trong đề bài (Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình).

(2) Thân bài:

– Tàn phá rừng là tàn phá nguồn tài nguyên phục vụ con người.

– Tàn phá rừng là tàn phá môi trường sống của nhiều loài động – thực vật.

– Tàn phá rừng là huỷ hoại môi trường trầm trọng.

(3) Kết bài:

– Tàn phá rừng là tự làm hại mình.

– Trách nhiệm bảo vệ rừng của mọi người.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống