Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 10
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao
Sách giải văn 10 bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
– Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…
– Ba ý lớn được tách thành ba dòng để trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc.
– Dùng các từ chỉ thứ tự: một là, hai là, ba là… để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.
– Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc) thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.
Câu 2 (trang 88 – 89 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích:
– Sử dụng nhiều từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…
– Miêu tả nhiều cử chỉ, điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy,…
– Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…
– Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì,…
– Các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.
Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a. Cần bỏ từ “trong” (để câu có chủ ngữ) và từ “thì”; thay từ “hết ý” bằng từ “rất” hoặc “vô cùng”.
b. Thay từ “vống lên” bằng “quá”, thay “vô tội vạ” bằng “vô căn cứ”.
c. Bỏ từ “sất”; thay từ “thì” (từ thứ 2) bằng từ “đến”. Tuy nhiên, câu này còn tối nghĩa.