Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 10
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao
Sách giải văn 10 bài truyện an dương vương và mị châu – trọng thủy (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài truyện an dương vương và mị châu – trọng thủy sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:
I. Tìm hiểu chung
1. Bố cục: 4 đoạn
– Đoạn 1 (“Vua An Dương Vương…bèn xin hòa”): Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh giặc giữ nước thành công.
– Đoạn 2 (“không bao lâu…cứu được nhau”): hành vi lấy cắp nỏ thần của Trọng Thủy.
– Đoạn 3: (“Trọng Thủy…đi xuống biển”): An Dương Vương mất nước, kết cục bi thảm của hai cha con.
– Đoạn 4 (phần còn lại): Kết cục cay đắng của Trọng Thủy và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” có ý minh oan cho Mị Châu.
2. Tóm tắt:
– An Dương Vương xây thành xong lại đổ. Rùa Vàng hiện lên giúp đỡ. Thành xây xong, Rùa vàng tặng một cái móng để làm lấy nỏ chống giặc.
– Trọng Thủy sau khi lấy Mị Châu đã tìm cách lấy nỏ thần. Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận cùng con gái chạy khỏi loa thành.
– Thần Kim Quy kết tội Mị Châu là giặc. An Dương Vương chém Mị Châu rồi đi xuống biển.
– Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu nhảy xuống giếng tự tử. Máu Mị Châu thành ngọc trai, rửa giếng nước đó thì sáng hơn.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
– An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
– Vua được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành và chế nỏ thần.
– Nhờ có nỏ thần vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
– Lần thứ hai Triệu đà xâm lược, vua chủ quan và bị mất nước.
– Vua và Mị Châu bỏ chạy, Vua chém Mị Châu và đi xuống biển.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:
– An Dương Vương lo xây thành để bảo vệ nhân dân, đất nước.
– Nguyện vọng của An Dương Vương phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
– Thần linh đứng về phía An Dương Vương có nghĩa là thần linh ủng hộ cuộc sống độc lập, tự do của người dân đồng thời là cách để nhân dân ca ngợi công lao của nhà vua, bày tỏ niềm tự hào về việc xây thành, chế nỏ chiến thắng giặc.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện như sau:
– Bắt đầu từ sự việc nhà vua chấp nhận lời cầu hòa thêm nữa còn gả con gái và cho Trọng thủy về ở rể khiến hắn có điều kiện dò tìm bí mật của nỏ thần và đánh tráo.
– Vì chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần: không chăm lo phòng bị đất nước, giặc đến gần mà vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ.
c. Thái độ, tình cảm của nhân dân:
– Thể hiện lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dũng cảm.
– Phê phán thái độ mất cảnh giác của An Dương Vương, Mị Châu, đồng thời là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cách lí giải 1: Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Cách lí giải này xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến xưa tam tong, tứ đức, người phụ nữ xuất giá thì phải theo chồng.
=>Mị Châu vừa đáng trách vừa đáng thương:
– Đối với quốc gia, Mị Châu đáng trách: không cảnh giác, không phân biệt bạn – thù, say đắm trong hạnh phúc cá nhân quên đi vận mệnh dân tộc.
– Đối với gia đình, Mị Châu đáng thương nhiều hơn: là người vợ trọng tình và cả tin.
=>Bài học giữ nước cay đắng, xót xa.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:
– Mị Châu bị trừng trị là một thái độ dứt khoát, rõ ràng của lịch sử => xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng tha thiết với độc lập tự do của người Việt ta.
– Mị châu được “hồi sinh” bởi dân tộc ta bao dung, độ lượng. Kết thúc ấy thể hiện niềm cảm thông với sự trong trắng, ngây thơ của nàng.
=>Lời nhắn nhủ của tác giả: hãy tỉnh táo và sáng suốt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với cái chung.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nó là sự kết thúc hoàn mĩ cho một mối tình:
– Chi tết “ngọc trai”: đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu
– Chi tiết “giếng nước”: hóa giải sự hối lỗi của Trọng Thủy.
– Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”: là lời hóa giải trong tình cảm của Trọng Thủy đối với Mị Châu ở thế giới bên kia.
=>Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thủy là một kẻ si tình đáng thương.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
– Cốt lõi lịch sử:
+ An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
+ Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.
– Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:
+ Thần linh: cụ già từ phương Đông tới, Rùa Vàng, nỏ thần, An Dương Vương đi xuống biển, hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”.
+ Tình yêu Mị Châu- Trọng Thủy.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều phiến diện, hời hợt và chưa xác đáng.
Đối với đất nước Âu Lạc | Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu |
Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần, là người trực tiếp gây ra bi kịch của nước Âu Lạc và kết thúc bi thảm của hai cha con An Dương Vương. =>Trọng Thủy đáng trách, đáng lên án. |
Tình yêu của Trọng Thủy dành cho Mị Châu là chân thật và sâu nặng. Vì quá ân hận, đau đớn, thương tiếc Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn. =>Trọng Thủy là kẻ si tình đáng thương |
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
– An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái đã khẳng định vua đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm cha con.
– Việc thờ hai cha con bên nhau thể hiện đạo lí truyền thống nhân đạo cho thấy sự công bằng, độ lượng, bao dung của nhân dân ta.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy:
– Bài thơ Tâm sự của Tố Hữu có đoạn:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Nội dung chính:
Bi kịch về sự mất cảnh giác để mất nước, bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu.
=>Truyện An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy
=>Bài học lịch sử
Câu chuyện tình yêu cha con, tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước hay nhất, tiêu biểu nhất về thời kỳ Âu Lạc của dân tộc ta.