Tuần 31

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải văn 10 bài văn bản văn học (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài văn bản văn học sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

– Văn bản văn học cỏn gọi là văn bản nghệ thuật văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ảnh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoã mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

– Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tựong mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

– Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học, vì:

– Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng.

– Hình tượng nghệ thuật lại được hình thành từ sự khái quát của các lớp nghĩa ngôn từ

⇒ Vì thế, nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu được các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Cho câu thơ sau:

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Tầng ngôn từ:

   + “Thói” là lối sống, cách sống, cách hành xử hay hành động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành nếp, thành thói quen.

   + “Sai nha” là nha dịch và nha lại, lũ tay chân của bọn quan lại thời phong kiến.

   + “Khốc lại” nghĩa là tai hại, đáng sợ, đau khổ, đau thương.

– Tầng hình tượng:

Đó là bọn sai nha trong xã hội phong kiến thối nát: Chỉ vì tiền mà bọn sai nha làm cho gia đình Vương Ông bị tan nát, bị đau khổ. Gia đình Kiều đang yên vui hạnh phúc, bỗng trở nên tan hoang, tan nát, người bị tù tội, người phải bán mình chuộc cha! ⇒ Xã hội đồng tiền, “đồng tiền đâm toạc tờ giấy”.

– Tầng hàm nghĩa:

Nguyễn Du đã đứng về phía nhân dân, chỉ ra mặt trái của chế độ phong kiến, đã vạch mặt, lên án bọn quan lại, lũ sai nha với thái độ căm giận, khinh bỉ, đồng thời nói lên sự cảm thông sâu sắc, đồng cảm với nhân dân – những con người bị đối xử đến “khốc hại” “vì tiền”, nên những vần thơ của ông vừa giàu giá trị tố cáo hiện thực, vừa giàu giá trị nhân đạo.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng

Ví dụ câu ca dao:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”

⇒ Hàm nghĩa: chỉ chuyện tình yêu nam nữ, chỉ chuyện ướm hỏi, chuyện cưới xin.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 121 – 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): cấu trúc hai đoạn tượng tự nhau

– Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường

– 3 câu tiếp tả kỹ hai nhân vật: nét mặt, cử chỉ…

– Câu cuối vừa là câu hỏi vứa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.

b/ hình ảnh tương phản:

người đàn bà – em bé,

người chiến sĩ – bà cụ

⇒ Người mẹ dựa vào đứa bé chập chững, anh bộ đội dựa vào bà cụ đang run rẩy cất bước trên đường. Đứa bé chính là niềm vui, niềm tin chổ dựa tinh thần để người mẹ sống và làm việc.

⇒ Bà cụ già yếu chính là nơi gởi lòng kính yêu của con cháu, là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng.

⇒ Nơi dựa nói theo Nguyễn Đình Thi là điểm tựa về mặt tinh thần, tình cảm: tình yêu, lòng hi vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Các câu hàm chứa ý nghĩa:

– Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay”, thời gian “làm khô những chiếc lá”. Chiếc lá là hình ảnh mang tính biểu trưng, chiếc lá là mảnh đời đang trôi đi theo nhịp thời gian. Những chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt. Những chiếc lá khô, những cuộc đời ngắn ngủi và những kỉ niệm của đời người cũng sẽ bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang gì cả).

⇒ Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

– Thế nhưng, trong cuộc sống có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian đó là:

Riêng những câu thơ

               còn xanh

Riêng những bài hát

               còn xanh

– Hình ảnh “đôi mắt em”: đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); “giếng nước”: giếng nước không cạn, gợi lên những điều trong mát ngọt lành.

b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a.

– Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta).

– Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn.

– Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b.

– Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. – Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ.

– Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1065

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống