Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 (trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Hiền tài là người có đức độ, tài cao
– Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật
Người hiền tài là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò quan trọng, quyết định hưng thịnh, suy vi của quốc gia
– Nhà nước từng trọng đãi hiền tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc… chưa xưng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần khắc bia tiến sĩ lưu danh sử sách
Câu 2 (Trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Ý nghĩa việc khác bia tiến sĩ:
– Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ nhìn vào đó để rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua
– Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm điều răn
– Lấy dĩ vãng, chí lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh lâu dài, rèn danh tiếng cho sĩ phu, củng cố sức mạnh cho Nhà nước
Câu 3 (Trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Ý nghĩa lịch sử của việc khắc bia:
– Thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”, cần biết quý trọng nhân tài
– Thấm nhuần quan điểm nhà nước: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài
– Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
– Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, tránh chảy máu chất xám
– Vinh danh thủ khoa các trường đại học ở Văn Miếu
Câu 4 (trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Sơ đồ kết cấu của bài văn bia: