Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
I. Tác dụng của việc lập dàn ý
– Người viết bao quát được nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, mức độ và phạm vi nghị luận
II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
Đề bài: Nêu ý kiến của em về giá trị của sách qua câu nói của nhà văn M. Go-rơ-ki: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
MB: Giới thiệu và nêu vai trò, tác dụng của sách trong đời sống
Dẫn câu nói của Go-rơ-ki
TB
Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người, tri thức nhân loại
+ Sách giúp mở mang hiểu biết của con người: lĩnh vực tự nhiên, xã hội,
– Sách gần gũi và giúp ta hoàn thiện bản thân, nhân cách
– Cần có thái độ đúng với sách, việc đọc
– Biết lựa chọn sách phù hợp với khả năng, mục đích
– Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc, học theo sách có nội dung tốt
– Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học thực tế trong cuộc sống
KB: Mở rộng vấn đề
Hiện nay có nhiều phương tiện truyền tải thông tin nhanh, gọn nhưng chúng ta không thể thiếu sách
– Phải biết cách lựa chọn, sử dụng và nâng niu sách
– Đặt ra vấn đề rằng giới trẻ hiện nay có nhiều cách cập nhập thông tin, giải trí, đọc sách mang lại hiệu quả cao không?
III. LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Bổ sung các ý còn thiếu:
– Mối quan hệ giữa tài với đức
Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài
b, Viết phần dàn ý
MB:
+ Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó
TB
– Giải thích câu nói của Bác
+ Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân
– Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)
– Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập
KB
– Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.
Bài 2 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 2):
MB:
– Những khó khăn trong cuộc sống hạn chết việc phát huy khả năng của con người.
Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” đúc kết điều đó
– Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào, cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng
TB:
– Giải thích câu tục ngữ:
+ Cái khó: khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống
+ Bó: sự trói buộc, kìm hãm
+ Cái khôn: sự sáng tạo, khả năng của con người
– Ý nghĩa câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người
– Câu tục ngữ có tính đúng đắn, cũng có mặt chưa đúng
+ Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan
+ Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự vươn lên, bứt phá của con người trong khó khăn
– Bài học từ câu tục ngữ
+ Trước khi làm việc gì cần chú ý tới điều kiện khách quan bên ngoài, hạn chế bị phụ thuộc vào vấn đề đó
+ Hoàn cảnh nào cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn
KB
– Trước hoàn cảnh khó khăn cần phải nỗ lực khắc phục
– Có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành động lực để rèn luyện bản lĩnh