Tuần 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

I. Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

– Biểu cảm bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, hiện tượng trong đời sống

2. Miêu tả trong văn tự sự là phương tiện để làm cho sự vật, con người, sự việc trở nên rõ ràng sinh động. Miêu tả trong văn miêu tả là phương thức chính để biểu hiện sự vật, hiện tượng, con người…

Biểu cảm trong văn tự sự cũng là phương tiện để bộc lộ cảm xúc trước nhân vật, hiện tượng, sự vật. Biểu cảm trong văn biểu cảm với mục đích chính thể hiện tình cảm, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng.

Biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự chỉ là một yếu tố, còn biểu cảm trong văn biểu cảm và miêu tả trong văn miêu tả lại là phương thức.

3. Căn cứ vào mức độ sử dụng. Khi có thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì văn bản tự sự trở nên sinh động, truyền cảm hơn.

4. Đoạn trích trên là văn tự sự vì có các yếu tố: nhân vật, sự việc, người dẫn chuyện (tôi- chàng chăn cừu)

– Đoạn trích sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm phương tiện cho việc kể chuyện.

   + Miêu tả: hiện thực cảnh ban đêm, tả trời ngàn sao.

   + Biểu cảm: diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi cạnh Xtê-pha-nét (lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình).

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nâng cao hiệu quả văn tự sự, giúp chúng ta hình dung được khung cảnh sinh động khi hai nhân vật ngồi cạnh nhau, cũng như tình cảm của nhân vật chàng trai chăn cừu với cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Diễn biến của cốt truyện được phát triển.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. a, Liên tưởng

b, Quan sát

c, Tưởng tượng

2. Miêu tả được hay, tốt cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng, phát huy khả năng tưởng tượng và liên tưởng.

3. Để những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ:

– Quan sát kĩ càng, chăm chú, tinh tế

– Những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc sẽ lay động trái tim người kể

– Trong các mục nêu ở trên thì ý (d) không chính xác vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ tìm những cảm xúc, rung động trong tâm hồn người kể.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 1 trang 76 sgk ngữ văn 10 tập 1)

– Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

– Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

– Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.

Bài 2 (trang 76 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Sử dụng yếu tố miêu tả:

   + Tả về cảnh vật trong chuyến đi

   + Tả về người bạn đồng hành

– Sử dụng yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm:

   + Tình cảm chung về chuyến đi

   + Tình cảm trước cảnh vật, sự việc trong chuyến đi

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đan cài vào bài viết tự sự, không quá sa đà vào miêu tả hay biểu cảm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1181

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống