Tuần 17

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Bố cục

– 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái

– 2 câu cuối: Sự hối hận của cô gái khi để chồng đi nhận tước phong hầu

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điểm độc đáo của Khuê oán ở cấu tứ, Vương Xương linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ

   + Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”

   + Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh

   + Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Màu dương liễu, màu của mùa xuân và tuổi trẻ, cũng là màu “li biệt”

– Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của khuê phụ thay đổi:

   + Từ sự vô tư nàng hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

   + Nàng oán thán, ghét chiến tranh phi nghĩa

→ Người khuê phụ hiểu giá trị của chia li, sự phi lí của chiến tranh

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường

– Qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt

   + Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

   + Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

→ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1055

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống