Tuần 15

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Hai câu thơ đầu nói lên quy luật hóa sinh của tự nhiên. Đó là quy luật tuần hoàn, quy luật sinh trưởng của tự nhiên.

=>Theo quan điểm nhà Phật, sự sống luôn là một vòng quay luân hồi vận hành liên tiếp.

– Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoàn biến đổi nhưng không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Câu thơ 3, 4 nói lên quy luật đời người – quy luật: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm của đạo Phật.

– Tâm trạng của tác giả: bâng khuâng, nuối tiếc.

– Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy:

   + Tác giả nhận thức được quy luật hóa sinh của tự nhiên.

   + Thời gian của vũ trụ mênh mông, vô hạn còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.

   + Tuổi trẻ qua đi và tuổi già ắt đến, cuộc đời cũng như ảo ảnh.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Hai câu cuối không phải là thơ tả thiên nhiên.

– Nội dung ý tứ của hai câu cuối không mâu thuẫn với nhau. Vì:

   + Nhà thơ mượn thiên nhiên để nói lên quy luật luân hồi

   + Hai câu thể hiện triết lí Phật giáo: khi nắm được đạo (quy luật sinh – tử) con người sẽ trở nên lớn lao, có sức mạnh phi thường, trở về bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như cành mai trước sân vẫn tươi dẫu xuân đã tàn.

– Hình tượng cành mai trong câu thơ cuối:

   + Hoa mai là loài hoa chịu được giá rét mùa đông, vẫn nở trong sương tuyết.

   + Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết, vượt lên trên hoàn cảnh khác nghiệt.

   + Hoa mai biểu tượng của niềm tin về sự sống bất diệt.

Câu 4 (trang 141sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bài thơ thể hiện rõ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của nhà thơ:

– Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập. Bài thơ mở đầu bằng “xuân tàn” và kết thúc bằng “một cành mai” tươi.

– Cuộc sống có tử có sinh, dù trăm hoa rụng nhưng vẫn còn “một cành mai”: biểu tượng mùa xuân vĩnh hằng.

– Tâm trạng của nhà thơ:

   + Câu 3, 4: bâng khuâng, nuối tiếc.

   + Hai câu kết: bình thản, yêu đời, tự tại, ung dung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 931

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống