Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a.
– Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể:
+ Địa điểm và thời gian của lời nói: Trong căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
+ Có người nói, mục đích nói (Nhân vật Th. Tự nhủ với mình).
+ Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi “ơi”, những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:
Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:
+ Giọng thủ thỉ tầm tình
+ Giọng trách móc, giục giã.
– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể: gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm
=>Giọng một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b. Ghi nhật kí rất có lợi cho sự phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và cách diễn đạt.
Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười |
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh |
|
Tính cụ thể |
-Lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn -Hoàn cảnh nói: đêm chia tay giã hội -Ngôn ngữ thân mật, dân dã |
-Lời tỏ tình trong lao động: lời của anh thanh niên nông dân với một cô gái qua đường -Hoàn cảnh nói: buổi lao động -Ngôn ngữ suồng sã, bình dân, lời miêu tả có tính trêu đùa |
Tính cảm xúc | Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến, nhung nhớ | Lời tỏ tình cũng có thể là lời đùa cợt |
Tính cá thể | Lời chàng trai, cô gái có tình ý với nhau chân thật, tế nhị, sâu sắc | Lời của một chàng trai lao động vui đùa, tế nhị. |
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:
– Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói ngôn ngữ hằng ngày như các từ: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ,…
– Sự lặp lại các yếu tố dư này giúp duy trì mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì không khí sử thi.