Tuần 30

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Hướng dẫn soạn bài

Vị trí đoạn trích: Một hôm, cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà nàng trở về nhà, thấy cả nhà chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc 2 người làm lễ thề nguyền, gắn bó thủy chung suốt đời.

⇒ Đại ý: Cuộc gặp gỡ, thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng.

Đoạn trích từ câu 429 – 450 trong truyện Kiều.

Nội dung chính: Đoạn trích Thề nguyền thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ của Nguyễn Du. Đoạn trích đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước.

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”:

– Không khí của đêm thề ước diễn ra vội vàng, gấp gáp.

– Cuộc thề nguyền chưa được phép của cha mẹ.

– Nói lên nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền.

– Nét mới trong cách nhìn nhận tình yêu của Nguyễn Du: sự chủ động của Kiều.

– Tình yêu mãnh liệt, rất tự nhiên của đôi lứa.

⇒ Một cách nhìn tình yêu tiến bộ có ý nghĩa vượt thời đại thi hào Nguyễn Du.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

   + Các hình ảnh: Ánh trăng, nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp ⇒ không gian đẹp, nhưng có cảm giác như hư ảo.

   + Mùi thơm hương trầm.

   + Ánh sáng nến sáp: Ấm áp.

   + Vầng trăng vằng vặc ⇒ thiên nhiên to lớn vĩnh hằng ⇒ tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám.

   + Tờ giấy ghi lời thề.

   + Trao kỉ vật: Tóc mây.

⇒ Cuộc thề nguyền trong không gian: Thơ mộng, trang trọng, thiêng liêng.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích “Trao duyên”. Qua miêu tả của Nguyễn Du, chúng ta có thể nhận thấy ngay từ trong màn thề ước này, tình yêu của hai người đã rất thiêng liêng. Sự gắn bó giữa họ không chỉ là do tình cảm tha thiết mà còn mang dấu ấn của tâm linh. Lời thề của họ trong đêm ấy đã được vầng trăng chứng giám, được ghi nhận bởi đấng tối cao.

Đoạn “Trao duyên” là sự tiếp tục một cách lôgíc quan niệm về tình yêu của Kiều. Nó cho thấy không chỉ khi tình yêu vuột mất và ngay cả khi đã phải sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng mối tình đầu, coi trọng lời thề ước năm xưa như một báu vật cao quý, thiêng liêng. Ngược lại, đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn góp phần hiểu đúng đoạn “Trao duyên”, cũng như hiểu đúng sự nhất quán và sâu sắc trong tình yêu mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1162

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống