Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
I. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó:
– Chim thước: không báo tin lành ⇒ Nỗi buồn lẻ loi.
– Hình ảnh ngọn đèn: làm nổi bật sự cô độc, thương tâm.
⇒ Tâm trạng người chinh phụ: nhớ da diết, xót xa, day dứt, khắc khoải.
– Âm thanh: Tiếng gà – eo óc ⇒ Người vợ xa chồng thao thức suốt cả đêm.
– Hình ảnh: Bóng hòe – phất phơ ⇒ Gợi cảm giác hoang vắng, tĩnh mịch.
⇒ Ngoại cảnh ảm đạm, đượm buồn qua con mắt nặng trĩu tâm trạng của người chinh phụ.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
– Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chồng nhưng vẫn bặt tin.
– Đêm đêm, nàng thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy.
– Vì quá đau buồn, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha đến bản thân mình.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Người chinh phụ đau buồn, thất vọng, vì:
– Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận.
– Tuổi trẻ qua đi vội vã (hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo – khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi).
– Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt.
Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Trong đoạn trích người chinh phụ gần như không nói. Ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ kiểu nửa trực tiếp. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động, có thể nhân vật đang buồn đau da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng. Tâm trạng của người chinh phụ hiện rõ sự thất vọng và tuyệt vọng.
Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát:
– Kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và thơ thất ngôn.
– Cấu trúc đặc biệt: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát; có cả vần chân lẫn vần lưng.
– Bút pháp trữ tình kết hợp tự sự hài hòa.
– Giọng điệu thiết tha.
– Nhạc điệu dồi dào, vừa có cái chắc khỏe, réo rắt vừa du dương, mềm mại.
⇒ Khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật trữ tình.
II. Luyện tập
Để có thể viết được đoạn văn hay đoạn thơ miêu tả một niềm vui hay nỗi buồn của bản thân mình cần đọc tham khảo kĩ các đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm trong sách này để hiểu rõ đặc trưng của nghệ thuật. Sau khi nắm được cách thức, cần định hướng nội dung của đoạn văn (ví dụ niềm vui khi được đặt chân vào trường PTTH, nỗi buồn khi một người thân qua đời hay khi phải chia tay một người bạn thân vì bạn chuyển đến ngôi trường mới, …), lập ý và lựa chọn cách trình bày rồi mới tiến hành công việc viết. Sau khi viết xong, cần đối chiếu lại với yêu cầu xem đoạn văn (đoạn thơ).