Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
ĐỀ 1: Vai trò của cây cối (rừng, các loài động vật hoang dã, thiên nhiên…) trong việc bảo vệ môi trường sống.
I. Dàn ý: Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sống.
a. Mở bài
– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bó với nhau như thế nào.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên).
– Những lợi ích lớn lao của rừng đối với sự sống của con người
b. Thân bài
– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.
– Khái niệm rừng: quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu…
– Vai trò to lớn của rừng đối với môi trường sống:
+ Tạo ô-xy cho sự sống con người.
+ Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết.
+ Giữ mạch nước ngầm.
+ Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn.
+ Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm.
+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ…
…
– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mất động vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
– Liên hệ đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương.
– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp?
c. Kết bài
– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.
– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản thân mình và toàn xã hội.
II. Bài văn mẫu
ĐỀ 2: Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người.
I. Dàn ý
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, một thế kỉ của nền văn minh tri thức với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trước sự phát triển ấy đặt ra cho con người nhiều cơ hội, thách thức và cũng nhiều áp lực công việc. Thế nhưng để giải quyết những áp lực đó, con người tìm đến thuốc lá mà không biết rằng nó có hại cho sức khỏe bản thân mình và những người xung quanh.
b. Thân bài
* Thuốc lá là gì?
– Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm từ lá thuốc lá.
– Hình dạng: được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ dài.
– Khi sử dụng thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện
* Thực trạng việc hút thuốc lá hiện nay
– Chúng ta có thể thấy người hút thuốc lá mọi nơi (số liệu cụ thể…).
– Những người hút thuốc lá thường có răng vàng, mồ hôi ám mùi thuốc lá, có khi quần áo sẫm màu,…
* Nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá.
– Con người thiếu ý thức về việc phòng ngừa bênh tật.
– Họ chưa thấy được hết tác hại của việc hút thuốc lá.
– Do công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, chính vì thế mà họ cần có sự thư giãn.
– Do học đòi, đua đòi với bạn bè.
– Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái.
* Hậu quả của việc hút thuốc lá.
– Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, không chỉ người hút mà còn những người xung quanh.
– Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp, gan và một số cơ quan khác.
– Hút thuốc lá tốn rất nhiều tiền và ảnh hưởng đến gia đình.
– Gây ô nhiễm môi trường.
* Biện pháp để giảm hút thuốc lá.
– Mọi người cần tích cực tuyên truyền và khuyên mọi người không nên hút thuốc lá.
– Phân tích và chỉ rõ cho bạn bè người thân tác hại của việc hút thuốc lá.
– Cần nghiêm cấm hút thuốc ở mọi nơi.
– Cần quan tâm chăm sóc con cái, người thân nhiều hơn.
c. Kết bài
– Khẳng định lại ảnh hưởng của việc hút thuốc lá.
– Bản thân sẽ làm những gì để khuyên gia đình và bạn bè không hút thuốc lá.
II. Bài văn mẫu
ĐỀ 3: Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
I. Dàn ý
a. Mở bài: giới thiệu về kinh nghiệm học văn hay làm văn.
b. Thân bài: thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
* Mô tả quá trình bạn học văn hay làm văn:
– Đã có thời gian cũng rất ngán học văn.
– Nhưng khi đọc được câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O – hen – ri quá đỗi sâu sắc nên có tình yêu với văn học.
– Tôi bắt đầu với tinh thần học văn bằng niềm say mê và tình yêu con người.
* Phổ biến cách học văn và làm văn:
– Cách học văn:
+ Ở nhà đọc bài trước, soạn bài.
+ Lên trường chăm chú nghe giảng.
+ Có niềm yêu với các tác phẩm.
– Cách làm văn:
+ Đọc nhiều sách để có vốn từ ngữ phong phú.
+ Đọc kĩ đề, tìm những từ ngữ mấu chốt.
+ Lập dàn ý những gì muốn làm.
+ Luyện tập kĩ năng thấu cảm để cảm thụ văn học tốt.
+ Viết một cách chân thật nhất, giàu cảm xúc.
c. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về kinh nghiệm học văn và làm văn.
II. Bài văn mẫu