Tuần 25

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài đặc điểm loại hình của tiếng việt (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài đặc điểm loại hình của tiếng việt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

I. Loại hình ngôn ngữ

– Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.

– Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ, tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết có thể là từ

    + Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu

– Từ không biến đổi hình thái

– Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ

Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ

– Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.

– Bến(1): Bổ ngữ.

– Bến (2): Chủ ngữ

– Trẻ(1): Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ

– Già(1): Bổ ngữ/Già(2): Chủ ngữ.

– Bống (1): Định ngữ.

– Bống (2)(3)(4): Bổ ngữ.

– Bống(5)+(6): Chủ ngữ.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

VD:

Tiếng Anh: I go to shopping with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi mua sắm cùng với bạn của tôi.

– Tiếng Anh: I (chủ ngữ), my ( Bổ ngữ).

→ Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

– Tiếng Việt: Tôi1 (chủ ngữ), Tôi2 ( bổ ngữ).

→ Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

– Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau ⇒Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

– Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.⇒Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Các hư từ:

    + Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm được nói đến.

    + Các: chỉ số nhiều của sự vật (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).

    + Để: chỉ mục đích.

    + Lại: chỉ hoạt động tái diễn (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).

+ Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).

– Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 913

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống