Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài người cầm quyền khôi phục uy quyền (v.huy-gô) (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài người cầm quyền khôi phục uy quyền (v.huy-gô) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
1. Tác giả
– Vích-to Huy-gô: 1802-1885
– Cuộc đời gắn kiền với nước Pháp thế kỷ 19. Từ một nhà thơ thần đồng, một quí tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động
– Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng tê ông – nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng
– V. Huygô – danh nhân nhân văn hoá thế giới.
– Tác phẩm đồ sộ:
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pari, Chín mươi ba, Những người khốn khổ…
+ Thơ ca: Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt…
+ Kịch: Héc na ni…
2. Tác phẩm ″Những người khốn khổ″
– Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
– Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỷ đầu thế kỷ 19, xoay quanh nhân vật Giăng Van- giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
3. Đoạn trích.
– Xuất xứ: Trích chương IV, quyển 8, phần I, tập 1.
– Tóm tắt nội dung đoạn trích.
Người cầm quyền khôi phục uy quyền kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia ve – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắn Giăng Van giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng tin hấp hối.
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Hình tượng nhân vật Gia ve | Hình tượng Giăng Van giăng |
---|---|
– Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. – Giọng nói như ác thú gầm. -Tiếng cười của Gia – ve là ″tiếng cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng″. – Ánh mắt “trừng trừng”. – Không hề động lòng thương trước lời nói, hành động khi Phăng tin hấp hối, trực tiếp gây ra cái chết của Phăng – tin. – Hành động côn đồ:″túm lấy cổ áo và ca – vát của Giang van – Giăng″. – Hắn rất nể sợ trước sức mạnh phi phàm và bản lĩnh của Giăng Van Giăng. ⇒là một con người vô nhân đạo, con người ác thú. |
-Từ một ông thị trưởng Ma đơ len giàu có sang trọng trở thành tên tù khổ sai Giăng Van giăng khốn khổ. – Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhã nhặn, không hề khiếp sợ trước Gia ve. – Hạ giọng, nhún mình cầu xin cho Phăng tin. – Khi Phăng tin chết: Thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. – Sự bình tĩnh của ông cho Gia ve khiếp sợ, không dám ra tay. – Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng tin vào cõi vĩnh hằng. ⇒ Miêu tả gián tiếp qua Phăng tin, qua bà Xơ: Hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế. ⇒ Miêu tả ngoại đề của tác giả thông qua hàng loạt câu hỏi và lời bình luận: Hình ảnh của một con người phi thường, lãng mạn. |
∗ Ý nghĩa của thủ pháp đối lập:
+ Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện, ác, tốt xấu, yêu thương tàn bạo.
+ kết cấu sự phát triển của tình tiết trong kể chuyện đều hướng tới việc tô đậm, ca ngợi con người khác thường, đều qui tụ về thế giới lí tưởng.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Gia-ve – Hình tượng con ác thú | Giăng Van-giăng- Một con người chân chính – con người của tình yêu thương. |
---|---|
– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn như con ác thú đang chuẩn bị vồ mồi (Tiếng thét “Mau lên” nghe như tiếng “thú gầm”; “phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”; hành động “túm lấy cổ áo…”; “hắn cười phá lên., cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”…) – Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo Phăng-tin khi cô đang bệnh nặng, nói những lời kích động mạnh khiến Phăn-tin đột tử). |
– Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú. – Khi Phăng-tin chết “trong nét mặt và dáng điệu ông cho thất một nỗi thương xót khôn tả”. – Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa (về sau ông đã thực hiện được lời hứa đó). |
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:
– Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi lụy.
– Thế giới lãng mạn của Huy-gô được biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.
– Thủ pháp tương phản, ẩn dụ, so sánh, phóng đại, bình luận ngoại đề.
– Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương, có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội
Luyện tập
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nghệ thuật miêu tả nhân vật Phăng-tin:
– Nghệ thuật đối lập:
+ Phăng-tin (nạn nhân) >< Gia – ve (cường quyền).
+ Phăng-tin (nạn nhân) >< Giăng Van-giăng (Vị cứu tinh).
– Nhân vật Phăng- tin tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van- giăng đến lo lắng, sợ hãi.
+ Phăng- tin sụp đổ khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp đỡ vượt qua cái ác bị đổ vỡ.
+ Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường: niềm tin vào tình yêu thương, sự công bằng
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện
– Nhân vật Phăng tin là trung tâm của cuộc đấu tranh Thiện- Ác.
– Làm nổi bật tính cách, hành động đối lập giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Trong đoạn trích việc phân tuyến nhân vật rõ ràng, có nhiều điểm tương đồng với văn học dân gian:
+ Cách phân tuyến nhân vật kiểu Thiện – Ác (Phăng- tin, Giăng Van- giăng >< Gia-ve).
+ Các tuyến nhân vật xung đột mạnh mẽ, quyết liệt làm nổi bật tính cách nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm.