Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài ôn tập văn học trung đại việt nam (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài ôn tập văn học trung đại việt nam sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
I. NỘI DUNG
Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ XVIII đến hết XIX:
– Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước, nỗi căm tức trước kẻ thù xâm lược.
– Đề ra những chủ trương, cải cách để xây dựng đất nước.
– Yêu mến cảnh sắc của quê hương đất nước.
– Yêu nước lấy thương dân, từ bi làm gốc.
– Lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc dù đã sống cuộc sống ẩn dật.
– Đau đáu, trăn trở trước sự nhố nhăng, ô hợp, đánh mất đi những giá trị truyền thống.
+ Phân tích biểu hiện:
– Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu):
→ Sự oán giận, căm thù kẻ xâm lược.
→ Tinh thần xả thân, chiến đấu hi sinh vì quê hương, đất nước.
– Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tác giả đề ra những cải cách, thay đổi để thiết lập một xã hội nghiêm minh, công bằng, chí công vô tư.
– Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh):
→ Tình yêu thiên nhiên.
→ Tư tưởng từ bi, nhân ái trong dựng nước, trị quốc.
– Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến):
→ Tình yêu thiên nhiên.
→ Nỗi trăn trở, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc.
– Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tác giả thể hiện sự căm ghét, dị ứng trước sự nhố nhăng của thời buổi đầu xã hội phong kiến thực dân đồng thời thể hiện sự trăn trở, lo lắng trước tương lai của đất nước.
Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Nói văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì: nhiều tác giả đề cập đến tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của mình, lấy tư tưởng này làm tư tưởng biểu hiện trung tâm.
+ Biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: Đề cao truyền thống đạo lí, khẳng định quyền sống của con người, khẳng định con người cá nhân.
+ Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo: Khẳng định quyền sống của con người.
– Truyện Kiều (Nguyễn Du): Khắc họa số phận lưu lạc, đau đớn của Thúy Kiều, từ đó lên tiếng đòi quyền sống cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đòi công bằng cho những số phận tài hoa bạc mệnh.
– Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm của Đoàn Thị Điểm): bày tỏ khát khao hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ, lên án chiến tranh phong kiến.
– Thơ Hồ Xuân Hương: bày tỏ khao khát hạnh phúc vẹn tròn của con người.
– Trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): đòi lẽ công bằng cho những người tốt, cho những người chính trực.
– Thương vợ (Trần Tế Xương): thể hiện mong muốn mang lại cho vợ, con một cuộc sống.
– Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến): thể hiện tiếng lòng dành cho người bạn tri kỉ, khẳng định tình cảm, lòng nhân giữa con người với con người.
Câu 3 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:
+ Khắc họa bức tranh cuộc sống xa hoa, giàu có trong phủ Chúa.
+ Lật tẩy bản chất của cuộc sống xa hoa nơi đây.
+ Thái độ, quan điểm của tác giả: phê phán.
Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
– Chủ nghĩa yêu nước: thương dân, nhân nghĩa.
– Nội dung giáo huấn: về lẽ ghét thương ở đời, về những phẩm chất đạo đức, đạo lí sống.
+ Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
– Tác phẩm đậm màu sắc Nam Bộ (từ ngữ địa phương, hình ảnh gần gũi,…)
+ Cho đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong thơ văn xuất hiện hình tượng người nông dân, còn là người nông dân nghĩa sĩ.
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên cao cả, lớn lao, đẹp đẽ như những bậc trượng phu, anh hùng hảo hán, là tượng đài bi tráng, bất tử về lòng yêu nước.
II. PHƯƠNG PHÁP
Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bảng thống kê tác giả, tác phẩm:
STT | Tên tác giả | Tên tác phẩm | Những điểm cơ bản về ND và NT |
1 | Lê Hữu Trác | Vào phủ chúa Trịnh | ND: Phản ánh hiện thực cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa. NT: ngòi bút tự sự kết hợp miêu tả chi tiết, quan sát tỉ mỉ, trung thực. |
2 | Hồ Xuân Hương | Tự tình (Bài II) | ND: Số phận hẩm hiu, dở dang của người phụ nữ, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. NT: Từ ngữ độc đáo kết hợp ngôn ngữ bình dân và bác học, giàu sắc thái biểu cảm. |
3 | Nguyễn Khuyến | Câu cá mùa thu | ND: Bức tranh mùa thu ở miền quê; tình yêu thiên nhiên và nỗi trăn trở vì vận nước. NT: Miêu tả tinh tế, gieo vần lạ, thủ pháp lấy động tả tĩnh. |
4 | Trần Tế Xương | Thương vợ | ND: Hình ảnh đẹp đẽ về bà Tú, tiếng chửi đời chửi mình, lời tự giễu của nhà thơ. NT: bút pháp trào lộng, tự trào, từ ngữ giản dị, vận dụng ca dao. |
5 | Nguyễn Công Trứ | Bài ca ngất ngưởng | ND: Thái độ sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. NT: thể thơ hát nói phóng khoáng, tự do, điệp từ. |
6 | Cao Bá Quát | Bài ca ngắn đi trên bãi cát | ND: Phản ánh con đường danh lợi tầm thường, thiếu thực chất. NT: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, xây dựng hình tượng thơ độc đáo. |
7 | Nguyễn Đình Chiểu | Lẽ ghét thương | ND: Lẽ ghét và lẽ thương ở đời, tư tưởng của nhà thơ về thương và ghét. NT: liệt kê kết hợp với điệp từ, sử dụng một loạt điển cố điển tích. |
8 | Nguyễn Đình Chiểu | Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc | ND: Vẻ đẹp bi tráng và bất từ của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ; tình cảm xót xa, ngợi ca của tác giả. NT: thể văn biền ngẫu, ngôn từ đậm sắc thái Nam Bộ, kết hợp giữa bình dân và bác học, giàu cảm xúc. |
9 | Ngô Thì Nhậm | Chiếu cầu hiền | ND: Thái độ, đường lối cầu hiền; tư tưởng và tấm lòng của vua Quang Trung. NT: ngòi bút lập luận thuyết phục, sắc bén, giọng điệu vừa mềm mỏng vừa cứng rắn |
Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Một số tác phẩm có tên gắn với tên thể loại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Hoàng lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự,…
+ Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ Đường luật: niêm luật chặt chẽ, đăng đối cân xứng.
Tính chất đối trong thể thất ngôn bát cú:
– Đối âm – Luật bằng/trắc (luật của bài thơ dựa trên chữ thứ 2 của câu đầu tiên); chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của một câu phải có cùng thanh và đối thanh với chữ thứ 4.
– Đối ý: ý nghĩa, từ loại ở hai câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau.
Tác dụng của phép đối: Tạo nên sự đăng đối, cân xửng, khuôn thước, chuẩn mực cho thể thơ, tạo ra sự hài hòa về thanh điệu, ý nghĩa.
+ Đặc điểm của thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, bố cục bốn phần: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết.
Thể hiện trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.
Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.
Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.
+ Đặc điểm của thể hát nói: là văn bản ngôn từ, phần lời của một bài hát nói, chứa đựng những tình cảm tự do, phóng khoáng, tự do, linh hoạt trong hình thức biểu hiện.
Thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng:
– Nội dung: nói về thái độ sống ngất ngưởng, đi ngược với thói thường ở đời, không gì trói buộc được của Nguyễn Công Trứ.
– Nghệ thuật: hình thức tự do linh hoạt, câu thơ dài ngắn đan xen, nhịp thơ thay đổi, vần không cố định.
Ý nghĩa
Bài ôn tập hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, rèn luyện, bồi dưỡng năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn bản theo các cấp độ cho học sinh.