Tuần 3

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài vịnh khoa thi hương (trần tế xương) (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài vịnh khoa thi hương (trần tế xương) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

Bố cục

Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hai câu thơ đầu cho thấy sự tạp nham, hình thức lộn xộn của kì thi, kì thi không còn nhằm tuyển chọn những nhân tài thực sự cho đất nước: Các sĩ tử ở trường Hà Nội xuống thi “lẫn” với sĩ tử ở trường Nam Định.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hình ảnh sĩ tử:

   + Lôi thôi: khác xa với hình ảnh sĩ tử ngày xưa.

   + Phép đảo ngữ “vai đeo lọ” nhấn mạnh sự lôi thôi.

– Quan trường:

   + Ậm ọe: Lời nói không ra lời nói, không có phong thái nghiêm túc.

   + Phép đảo ngữ “miệng thét loa”: gợi cảnh tượng om sòm, nhốn nháo.

⇒ Cảnh thi cử nhốn nháo, om sòm như một cái chợ, không còn vẻ nghiêm túc của trường thi.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hình ảnh quan sứ: đến trong sự phô trương, “lọng cắm rợp trời”.

– Hình ảnh mụ đầm: đến trường thi nhưng lại mặc trang phục lố lăng, rườm rà “váy lê quét đất”.

– Biện pháp đối: “Lọng cắm rợp trời” đối với “váy lê quét đất”, “quan sứ” đối với “mụ đầm”, “đến” đối với “ra” → đả kích những kẻ biến trường thi thành chốn phô trương danh thế, ô hợp, nhốn nháo.

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Tâm trạng, thái độ của tác giả: Khinh ghét, căm tức, châm biếm, đả kích.

– Lời nhắn gửi ở hai câu cuối: thể hiện nỗi trăn trở, sự lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh đất nước thời buổi ô hợp, nhốn nháo, việc học, việc chọn người tài bị coi nhẹ.

Ý nghĩa

Tác giả Tú Xương thông qua bài thơ đã vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống