Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Bố cục
– Phần 1 (6 câu thơ đầu): quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan
– Phần 2 (10 câu thơ tiếp): quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu
– Phần 3 (còn lại): quãng đời khi cáo quan về hưu
Câu 1 (39 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
– Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận
– Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả
+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường
+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người
+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc
Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm quan vì:
+ Ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân
+ Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền ngất ngưởng nhất so với các quan trong triều
→ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia
Câu 3 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân
+ Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính
+ Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân
+ Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội
+ Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo
Câu 4 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nhiều nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng dường như đều gửi gắm tâm sự của mình nói
+ Thể loại hát nói nhanh chóng trở thành thể loại chiếm được vị trí độc tôn, trở thành một khuynh hướng văn học
+ Hát nói có những ưu điểm về sự phóng khoáng thích hợp với việc truyền tải quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho
Luyện tập
Sự khác biệt:
+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ tự do, có chút ngạo nghễ
+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước