Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Báo chí có nhiều cách phân loại khác nhau:
+ Phân theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo hình..
+ Theo định kì xuất bản: nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo…
+ Theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội
+ Theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi: báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ…
2. Ngôn ngữ báo chí mang tính thông tin, tin tức chủ yếu dùng trong: tin tức, phóng sự, tiểu phẩm và bình luận
Luyện tập
Bài 1 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Đọc một tờ báo và xác định thể loại văn bản trên tờ báo đó
+ Bản tin: thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác ngắn gọn
+ Theo trình tự, khuôn mẫu: nguồn tin, thời gian, địa điểm, sự kiện, diễn biến, kết quả
+ Phóng sự: Cung cấp nguồn tin, tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn sinh động
Ví dụ: Chuyên mục thời sự trên các kênh truyền hình quốc gia đăng tải phóng sự người dân vùng miền núi Sơn La, Hà Giang:
– Thời gian, địa điểm của phóng sự
– Phỏng vấn nhân vật
(Thông tin được trình bày dưới dạng nguồn tin ngắn gọn, chính xác, đầy đủ)
Bài 2 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)
– Bản tin:
+ Ngắn gọn
+ Cần chính xác, khách quan
– Phóng sự
+ Thông tin sự việc, miêu tả sinh động, cụ thể
+ Gợi cảm, gây hứng thú
Bài 3 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Để viết được một tin ngắn phản ánh tình hình học tập:
+ Thời gian: thời điểm nhất định (thi đua chào mừng ngày nhà giáoViệt Nam, tổng kết học kì…)
b, Địa điểm: lớp học
c, Sự kiện: gây chú ý bằng sự kiện nổi bật
d, Đưa ra ý kiến ngắn gọn về sự kiện
Tin ngắn có những yêu cầu chính xác, khách quan trừ kiểu bài bình luận thời sự