Tuần 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 tập 2):

Bài thơ chia thành 3 phần:

– Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

– Đoạn 2 ( câu 14 tới câu 29): Thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian.

– Đoạn 3 (còn lại): Giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 tập 2):

– Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau. Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu mang nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

– Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, nên mang nét riêng biệt của Xuân Diệu: Thời gian và mùa xuân.

+ Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.

+ Xuân Diệu có quan điểm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

– Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”

– Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy nuối tiếc, mất mát, chia lìa.

→ Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đời nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 tập 2):

Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc qua lăng kính độc đáo của tác giả:

– Thiên nhiên sự sống gợi lên gần gũi, tình tứ. Nhà thơ phát hiện vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên, và thổi vào đó tình yêu rạo rực, say đắm.

   + Này đây tuần tháng mật

   + Đồng nội xanh rì

   + Cành tơ phơ phất

   + Khúc tình si…

– Thiên nhiên nhuốm màu chia li, mất mát mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi → hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống qua lăng kính thời gian trôi nhanh chóng, không bao giờ trở lại.

– Tác giả nhìn thiên nhiên qua lăng kính tuổi trẻ, tình yêu, cảnh vật nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình.

– Lấy con người làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên: đây là cách nhìn mới mẻ, đậm chất Xuân Diệu.

– Qua đó nhà thơ thể hiện quan niệm mới về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc: Thế giới đẹp nhất khi con người ở tuổi trẻ và tình yêu: hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu, thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ.

→ Biết hưởng thụ những điều chính đáng cho cuộc sống dành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình những năm tháng tuổi trẻ.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 tập 2):

Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ:

   + Hình ảnh trong đoạn thơ thứ ba gần gũi, quen thuộc, tươi mới, giàu sức sống, đầy tính quyến rũ, tình tứ nhưng cũng mới mẻ, đột phá.

   + Ngôn ngữ gần với ngôn từ đời thường, được nâng lên tầng cao mới của nghệ thuật.

   + Cảm xúc chân thành, dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến.

   + Sử dụng nhiều động từ mạnh, tăng tiến, chỉ sự đắm say mãnh liệt, nồng cháy, cộng với những danh từ chỉ vẻ đẹp của tuổi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc.

   + Nhịp điệu thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

LUYỆN TẬP

Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu:

– Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ của Xuân Diệu.

– Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người.

– Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình.

– Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 889

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống