Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài bài thơ số 28 (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài bài thơ số 28 sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

1. Tác giả

   R. Ta – go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ – có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị.

   Ta – go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc: 52 tập thơ 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa… Trong đó tập Thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô – ben về văn học vào năm 1913.

2. Tác phẩm Người làm vườn

   Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta – go, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta – go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

   Các bài thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta – go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

   – Hình ảnh so sánh tượng trưng:

       + Mắt em – trăng: thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.

       + Tâm tưởng của anh – biển cả: thế giới bí ẩn, bao la.

→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm.

=> Hình ảnh trong sáng, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta – go và người dân Ấn Độ.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

       + Đời anh chỉ là viên ngọc.

       + Đời anh chỉ là đóa hoa.

=> Hiện thực hóa cuộc đời thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh cao ấy. Qua đó thể hiện sự hi sinh của chàng trai:

       + Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.

       + Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.

=> Nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai.

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

       + Trái tim (cụ thể) – phút giây lạc thú (trừu tượng) – nở thành nụ cười nhẹ nhõm.

       + Trái tim (cụ thể) – khổ đau (trừu tượng) – tan thành lệ trong, phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

=> Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:

   – Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.

   – Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

   Cách nói nghịch lí:

       Anh không giấu em một điều gì

       Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lí: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh…”

Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1091

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống