Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài cha con nghĩa nặng (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài cha con nghĩa nặng sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

Trần văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lự sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi… Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Truyện kể về tình cảm cha con sâu đậm của gia đình Trần Văn Sửu. Vì vợ ngoại tình, Sửu tức giận xô vợ, nhưng không may vợ ngã vấp vào phản rồi chết ngay. Sử bỏ trốn, các con của Sửu được ông ngoại và mọi người chăm sóc, giúp đỡ. Mười mấy năm sau, vì thương nhớ các con Sử lẻn về thăm con, được ông ngoại cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lsuc này là bất lợi, Sửu lại vội vã ra đi. Nhưng con trai của Sửu là Tí đã nghe được câu chuyện, vội vã đuổi theo cha, hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Túc. Được cha giải thích mọi chuyện, Tí hiểu và càng thương, quý trọng người cha.

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   – Tình cảm của cha đối với con:

       + Dù bỏ trốn trong suốt mười một năm nhưng anh vẫn không nguôi nhớ về các con.

       + Không quản nguy hiểm về thăm các con, anh được cha vợ cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện: “Miễn là con được sung sướng”; “ Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con…”.

       + Anh còn có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới cuộc sống các con.

=> Trần Văn Sửu là một người cha yêu thương con hết mực.

   – Tình cảm của con đối với cha

       + Khi nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tí hiểu được tình cảm của cha nên càng thương và qusy trọng cha.

       + Tình cảm mạnh mẽ quyết liệt: Lo lắng, thương cha, sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? …”

=> Tý là người con hiếu nghĩa.

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truuyeejn giàu kịch tính:

   – Khi thằng Tí nghe cha giải thích việc mình ở lại sẽ bị bắt tù và ảnh hưởng tới hạnh phúc của của anh, em nó. Tí phân vân: “Bây giờ biết làm sao?”. Tình huống đã đẩy mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Tí đứng trước hoàn cảnh thật khó khăn.

   – Cách giải quyết của Tí vô cùng cảm động, đó là sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để theo cha: “Bây giờ một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”.

=> Tình huống truyện đã đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thỏa lòng mong đợi của ông suốt 11 năm qua. Nhưng hoàn cảnh đặt ra lúc này thật éo le: Sự có mặt của người cha lúc này vô cùng bất lợi, và ảnh hưởng đến sự bình yên của Tí và Quyên. Nhưng nếu ông bỏ đi thì con lại không chịu. Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh.

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Dù phải hi sinh hạnh phúc của mình nhưng Tí vẫn đặt chữ hiếu lên trên hết.

Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết nhưng cũng rất đôn hậu, yêu thương con.

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện qua lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động.

Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1118

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống