Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Bố cục
Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.
Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.
Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
– Từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.
– Ngất ngưởng: nghĩa gốc chỉ sự chênh vênh trên cao, không vững chắc -> chỉ thái độ sống ngang tàng, vượt thoát ra khỏi mọi ràng buộc, vượt lên trên thế tục của Nguyễn Công Trứ.
Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì muốn lập công danh, muốn cống hiến tài năng, mưu trí của mình cho đất nước.
Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
– Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng vì ông làm những điều người đời không ai dám làm, không ai làm được, sống theo cách người ta không dám sống, ông là một, là duy nhất.
– Ông tự đánh giá sự ngất ngưởng của mình là độc nhất, không trùng lặp với ai “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”.
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nét tự do của thể tài hát nói:
+ Số chữ ở mỗi câu thơ thay đổi linh hoạt, không theo một thể thơ quy phạm.
+ Vần, thanh gieo không theo niêm luật.
Ý nghĩa: làm nên sự phóng khoáng cho lời thơ, góp phần thể hiện tính cách ngất ngưởng, cá tính sáng tạo của nhà thơ.
Luyện tập
+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn: từ ngữ giàu tính gợi hình, tập trung vào miêu tả, ngôn từ mĩ miều.
+ Bài ca ngất ngưởng: từ ngữ đậm chất tự sự hơn, ngôn từ đan xen giữa từ ngữ mĩ lệ của văn chương bác học và từ ngữ dân dã của văn học dân gian.
Ý nghĩa
+ Ngất ngưởng chính là phong cách sống thể hiện bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Ông không chỉ đặc biệt trong thơ văn mà đặc biệt trong cả đời thực.
+ Hát nói là thể thoại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, tự do phóng khoáng.