Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
I. Tác giả – Tác phẩm
1. Tác giả
– An tôn Páp lô vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
– Tốt nghiệp y khoa, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn.
– Năm 1900 được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Nga.
– Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa.
⇒ Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Đại biểu lớn cuối cùng của Chủ nghĩa hiện thực Nga cuối XIX.
2. Tác phẩm
– Sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại bán đảo Crưm – thời kì xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối 19 – môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì quái.
– Người trong bao là một phát hiện độc đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sự hãi, sống, chết đều thảm hại… không chỉ phản ánh thực trạng xã hội và còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả:
∗ Chân dung.
– Cặp kính đen, gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
– Ăn mặc: đều màu đen.
– Phục sức: đều để trong bao( giầy, ủng, kính, ô…)
– Ý nghĩ: giấu vào bao.
– Tên Bêlicốp ít ai gọi -> người trong bao.
⇒ Chân dung kì quái, lập dị, thu mình trong vỏ, tạo cho mình một cái bao ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài.
∗ Tính cách.
– Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao.
– Nhút nhát, sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn.
– Luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là người công dân tốt, là nhà giáo có trách nhiệm.
– Không hiểu mọi người chung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ
∗ Hành xử: Đến thăm nhà đồng nghiệp, kéo ghế ngồi chẳng nói gì, một tiếng sau ra về.
⇒Bức chân dung về một con người kì quái, lạc lõng, khủng khiếp: hèn nhát – cô độc – máy móc – giáo điều- thu mình trong bao, trong vỏ ốc.
⇒ Lối sống và con người Bêlicốp ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi hắn làm việc, trong dân cư thành phố nơi hắn sống. Tất cả mọi người sợ hắn, ghét hắn, tránh xa hắn.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Nguyên nhân cái chết của Bê – li – cốp:
+ Vì ngã đau, dẫn đến mắc bệnh, lại không chịu chữa chạy
+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em Varenca
+ Sâu xa hơn đó là cái chết của Bêlicốp là tất yếu: với tạng người, cách sống của y, dẫn đến cái chết như thế là tất yếu.
– Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp khi hắn còn sống là sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc.
+ Sau khi Bê-li-côp chết, tuần đầu tiên người ta thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Nhưng rồi cuộc sống lại trở lại cái nhịp sống nặng nề, u ám, mệt nhọc, vô vị trước kia.
⇒ Lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa và tiến bộ Nga đương thời.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
∗ Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”:
– Nghĩa gốc: Vật hình túi (hộp) dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá…
– Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp.
∗ Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Kiểu người, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, tù hãm, đối với nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ 19.
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Chọn ngôi kể:
+ Người kể chuyện: Bu rơ kin – nhân vật Tôi
+ Người thuật lại câu chuyện Bu rơ kin kể là tác giả.
– Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh vẻ ngoài bình thản.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Từ chân dung, lời nói, hành động…đều khái quát thành tính cách, lối sống.
– Nghệ thật tương phản: Lối sống, tính cách của Bêlicốp >< chị em Valenca, giáo viên, nhân dân …
– Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bêlicốp.
– Kết thúc truyện: Người nghe – người đọc giả định trực tiếp phát biểu chủ đề tư tưởng – tạo ấn tượng cho người đọc.
Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga.
– Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tôi là Bê-li-cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ. Tôi thấy sợ thế giới bên ngoài nên đi đâu tôi cũng luôn mặc kín bưng, tôi thích nhét các vật dụng như đồng hồ, ô… vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè, tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh, không nói năng gì rồi ra về. Tôi thích ngủ kín mít chăn, đóng kín cửa, tôi cũng không thích giao du với hàng xóm. Tôi cảm thấy khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ cần sống đúng theo chỉ thị, hành xử phải thận trọng, cẩn thận. Tôi thấy kinh khủng khi Va-ren- ca là con gái mà đạp xe, nên tôi góp ý với em cô ấy. Không ngờ thằng bé xô tôi ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Kết thúc truyện là cái chết của nhân vật, cho nên khi viết lại đoạn kết của câu chuyện về Bê-li-cốp, có thể chọn những cách khác nhau:
– Bê-li-cốp tiếp tục quan hệ với Va-ren-ca và họ cưới nhau, để rồi không chịu được lối sống kì cục đó, Va-ren-ca đi tới chia tay.
– Mọi người đều đồng tình phản đối Bê-li-cốp, hiệu trưởng cùng với thanh tra giáo dục buộc phải thuyên chuyển anh ta đi nơi khác. Bê-li-cốp nhận ra sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa.
– Bê-li-cốp bị bài xích và nhận ra các sai lầm của mình, anh ta để lại một bức thư trần tình và biến mất, từ đó không ai nhìn thấy hay gặp anh ta ở đâu nữa.
– Bê-li-cốp nhận ra sự sai lầm trong lối sống thu mình và quyết tâm sửa sai, hoà mình vào nhịp sống chung của mọi người.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Không nên thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề khác bởi nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại gây ấn tượng sâu sắc:
– Đó là sáng tạo của tác giả
– Là cách dịch sát nghĩa với nguyên tác nhất.
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Con ốc nằm co.
– Nhát như thỏ đế.
– Rùa rụt cổ.
– Mũ nỉ che tai
– Co vòi rụt cổ.
– …