Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
I. Tác giả – Tác phẩm
1. Tác giả
– Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, quê Quảng Nam
– Ông đỗ Phó bảng, ra làm quan một thời gian rồi đi làm cách mạng.
– Ông bị bắt và đày ra Côn Đảo.
– Năm 1925, ông về Sài Gòn diễn thuyết rồi qua đời.
– Thơ văn Phan Châu Trinh thể hiện yêu nước, tinh thần dân chủ; hùng biện và lập luận chặt chẽ; dạt dào cảm xúc về đất nước và con người.
– Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh hồn ca I, II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914)…
2. Tác phẩm
– Thuộc phần 3 cuả bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được ông diễn thuyết vào đêm 19/11/1925, tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn( nay thuộc TP Hồ Chí Minh)
– Nhan đề do nhà biên soạn sách đặt.
– Tác phẩm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội
+ Phần 2: So sánh luân lí xã hội Châu Âu (Pháp) với nước ta.
+ Phần 3: Giải pháp của Phan Châu Trinh để Việt Nam có luân lí xã hội
– Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tác giả vào đề bằng cách:
– Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: ″xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”.
+ Dùng cách nói phủ định: ″Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”.
+ Tác giả còn phủ nhận, xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: ″Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
So sánh luân lí xã hội bên Châu Âu (Pháp) và ở nước ta.
Luân lí xã hội nước ta | Luân lí xã hội Châu Âu |
– Không hiểu, chưa hiếu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt). – Dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ốn của riêng mình, bất công cũng cho qua. – Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém. |
– Rất thịnh hành và phát triển – Dẫn chứng: Khi người có quyền thế hoặc chính phủ, cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội. – Nguyên nhân: Có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung (công đức), có ăn học (văn hoá) có tinh thần dân chủ, biết nhìn xa trông rộng. |
Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
∗ Nguyên nhân của tình trạng ″dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”:
+ Trước đó ông cha ta có ý thức đoàn thể, biết đến công ích: góp gió làm bão, gom cây làm rừng.
+ Về sau: Bọn Vua chúa quan lại, bọn tri thức Tây học háo danh, háo quyền, tham lam trà đạp lên dân tình
⇒ Học trò có những suy thoái đạo đức, luân lí.
– Thái độ của tác giả:
+ Đối với bọn lại, tri thức Tây học: căm ghét cao độ, đả kích mạnh mẽ.
+ Đối với nhân dân: Vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa cảm thông.
Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích:
+ Yếu tố nghị luận: Lập luận chặt chẽ lôgíc, biểu hiện tư duy sắc sảo, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.
+ Yếu tố biểu cảm: Dùng nhiều câu cảm thán, lời văn nhẹ nhàng từ tốn. Phát biểu chính kiến không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả trái tim thấm thía nỗi đau về tình trạng tăm tối của xã hội Việt Nam đương thời.
Luyện tập
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tâm trạng của Phan Châu Trinh khi viết đoạn trích: căm ghét và phủ định triệt để bọn quan lại phong kiến, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tấm lòng của Phan ChâuTrinh qua đoạn trích cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích:
– Đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán quan lại phong kến và thức tỉnh dân tộc.
– Tầm nhìn tiến bộ, xa rộng: kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể, với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước, cho dân tộc.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu Trinh:
– Tầm quan trọng của việc thay đổi tư tưởng hướng đến sự tiến bộ, văn minh, hiện đại.
– Liên hệ chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, tiêu cực.
– Đề cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết.