Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương
– Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương
Câu 1 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Sông Hương ở vùng thượng lưu:
– Sông Hương như “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ … màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc … tự do và trong sáng”
→ Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người
– Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống động, có hồn
– Hình ảnh so sánh độc đáo “Sông Hương như người mẹ phú sa của một vùng văn hóa xứ sở”
Câu 2 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Đoạn tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất trong ngòi bút tác giả là:
+ Liên tưởng phong phú
+ So sánh, nhân hóa hấp dẫn, độc đáo
+ Vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
– Hiệu quả: góp phần bộc lộ tình yêu của tác giả đối với dòng sông và làm cho hình ảnh dòng sông hiện lên rõ nét, chân thực và đẹp đẽ
Câu 3 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
– Nét đẹp của dòng sông khi chảy vào thành phố có nét khác biệt so với khu chảy ở ngoại ô
– Dòng sông trở nên vui tươi nhưng cũng rất êm dịu, như một điệu slow tình cảm của xứ Huế
– Dòng sông như người con gái tinh tế đánh đàn trong đêm khuya
Câu 4 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thơ ca:
Dòng sông lịch sử
– Tên của dòng sông được ghi trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi
– Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế, của đất nước:
+ Là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời Đại Việt
+ Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ
+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thể kỉ XIX”
+ Nó đi vào thời đại của cuộc cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển
+ Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân năm 1968
Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa
– Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình
– Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế
Câu 5 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Nét riêng trong phong cách của tác giả:
– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
– Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Luyện tập
Câu 1 (trang 203, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa
– Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
– Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)
– Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan
Nội dung chính của văn bản:
– Nội dung: với những trang viết mê đắm, tài hoa, bài kí cho chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, cái nôi của nền văn hóa Huế
– Nghệ thuật: văn phong hướng nội, súc tích, hình ảnh giàu sức liên tưởng, ngôn ngữ phong phú, giàu chất thơ,…