Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Câu 1 (trang 194, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. Luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp, Không phát triển ý
b. Diễn đạt rườm rà, luẩn quẩn, không nhấn mạnh được câu chủ đề nêu luận điểm của đoạn văn.
c. Luận điểm không logic với luận cứ
Câu 2 (trang 194, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. Thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ khác phù hợp hơn
b. Gợi ý: sửa luận điểm: “Người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh”.
c. Gợi ý: sửa luận điểm: “Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân ta được đúc kết từ xưa đến nay”.
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Câu 1 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. Nêu dẫn chứng chưa phù hợp
b. Luận cứ thiếu chính xác “Đất nước sau hai thế kỉ… hoàn toàn”
c. Luận cứ thiếu logic, không theo trật tự thời gian.
Câu 2 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. sửa dẫn chứng.
b. thêm dẫn chứng cho phù hợp với luận điểm.
c. sửa luận cứ cho đúng với trật tự thời gian: Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ.
III. Lối về cách thức lập luận
Câu 1 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. – Luận cứ không phù hợp với luận điểm:
+ Luận điểm có hai ý: vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ
+ Luận cứ đề cập đến bi kịch của người phụ nữ
– Luận cứ chưa chính xác: Nguyễn Khuyến chưa đề cập đến người phụ nữ trong thơ của mình.
b. Luận cứ chỉ triển khai một khía cạnh (cái đói) trong luận điểm
c. Trích dẫn luận cứ sai kiến thức (dẫn Đỗ Phủ khi bàn về thơ ca trung đại Việt Nam) không phù hợp với luận điểm
Câu 2 (trang 196, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. sửa luận cứ:
– Thay Nguyễn Khuyến bằng Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…
– Thay từ “bi kịch” thành “nội dung này”.
b. sửa luận điểm: “Nam Cao đề cập nhiều về miếng ăn và cái đói khi viết về đề tài nông thôn”.
c. bỏ câu “Chính vì thế….thơ ca trung đại Việt Nam”, đưa thêm một số dẫn chứng để chứng minh cho “đề tài gợi cảm hứng cho nhiều thi nhân”.