Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
I. Hướng dẫn chung
II. Gợi ý đề bài
Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | B | A | D | D | D |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
D | D | C | D | B | B |
Phần tự luận
Đề 1
Câu 1 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2):
Gợi ý
a. Tác giả:
– Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.
– Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.
– Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
b. Tác phẩm:
– Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
– Tác phẩm gồm hai phần.
– Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.
Câu 2 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2): Phân tích giá trị nghệ thuật trong việc tạo tình huống truyện Vợ nhặt.
Gợi ý
Các tình huống độc đáo của truyện Vợ Nhặt
– Tràng là một thanh niên làm nghề kéo xe, nghèo khổ, thô kệch, bỗng nhiên có được vợ (“nhặt” được vợ) một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở ngay giữa đường giữa chợ, chỉ nhờ mấy bát bánh đúc.
– Tràng lấy vợ trong một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn và trong hoàn cảnh nuôi mình mẹ già đã khó khăn, nay lại phải thêm một miệng ăn nữa.
– Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới lấy nhau, của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945.
– Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện:
+ Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đẩy con người đến cảnh sống éo le, cùng cực.
+ Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy lùi vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết vẫn khao khát tình thương, khao khát có một gia đình êm ấm, luôn hướng về sự sống và hi vọng ở tương lai.
+ Tạo hoàn cảnh các nhân vật bộc lộ tính cách của mình.
Đề 2
Câu 1 (Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2):
Gợi ý:
a. Tác giả:
– Ơ. Hê – minh – uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.
– Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),…
b. Tác phẩm Ông già và biển cả:
– Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê – minh – uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh – Uê.
– Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.
– Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê”.
Câu 2 (Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2): “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
Gợi ý
Các ý cần đạt:
– Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
+ Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.
+ Lời nói là điều có thể nói ra dễ dàng nhưng rất khó thu lại, lời đã nói ra như bát nước hắt đi.
+ Cơ hội là điều hiếm hoi trong cuộc sống, để có được cơ hội phải hội tụ nhiều yếu tố. Cơ hội đã trôi qua thì khó lặp lại lần tiếp theo.
– Bài học rút ra:
+ Phải biết quý trọng, không nên lãng phí thời gian, phải biết tận dụng thời gian để làm những việc có ích.
+ Cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước câu nói.
+ Khi thời cơ đến, phải biết nắm lấy, không nên bỏ lỡ.