Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
I. Phép lặp cú pháp
Câu 1 (trang 150, sgk ngữ văn 12, tập 1)
– Đoạn a
+ Lặp kết cấu ngữ pháp: sự thật là … (hai câu đầu), dân ta … (hai câu sau)
+ Tác dụng: tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn
– Đoạn b:
+ Lặp cú pháp: 2 câu đầu, 3 câu thơ sau
+ Tác dụng: khẳng định chủ quyền đất nước và bộc lộ tình cảm vui sướng của tác giả
– Đoạn c:
+ Lặp từ ngữ, lặp cú pháp
+ Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người ra đi
Câu 2 (trang 151, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a) Tục ngữ
Hai về lặp cú pháp nhờ phép đối về số lượng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp
b) Câu đối
Phép lặp kết hợp với phép đối
c) Thơ đường luật
Đòi hỏi ở mức độ cao, chặt chẽ
d) Văn biền ngẫu
Phép lặp phối hợp với phép đối
Câu 3 (trang 151, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Tìm một số ví dụ:
– Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
– Từ những năm … căm hờn (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
II. Phép liệt kê
Câu 1 (trang 152, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Đoạn (a): Nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh
– Đoạn (b): Nhấn mạnh, làm rõ tội ác tàn bạo, khủng khiếp của thực dân Pháp
III. Phép chêm xen
Câu 1 (trang 151, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Bộ phận in đậm trong các câu đề nằm ở cuối hoặc giữa câu để bổ sung, giải thích một thông tin nào đó
– Dấu tách biệt: gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn
– Tác dụng: bổ sung, ghi chú hoặc giải thích
Câu 2 (trang 152, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Tố Hữu – nhà thơ trữ tình, chính trị – người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị và Việt Bắc là một trong số đó. Việt Bắc ra đời sau cuộc kháng chiến năm 1954, là bài thơ tiêu biểu cho tính trữ tình, chính trị của thơ Tố Hữu. – Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.