Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ và thống lí Pá Tra thì:
– A Phủ nói thiếu thông tin số lượng bò bị mất.
– Lời đáp thừa về việc lấy súng đi bắt hổ và dự định bắn con hổ của anh.
– Cách trả lời của A Phủ mang hàm ý: bò đã mất vì bị hổ ăn thịt nhưng tôi sẽ bắn được con hổ đó.
⇒ Cách trả lời khôn khéo vì nội dung của nó đã hướng người nghe đến sự “được” (một con hổ to), làm nhòa đi chuyện “mất” (con bò).
b, Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
– Cách trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
a. Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” hàm ý:
+ Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo.
+ Cách nói vi phạm phương châm cách thức.
b. Ở hai lượt, Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi:
– Lượt thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?” → câu hỏi thực hiện hành động chào mang hàm ý cảm thán tỏ vẻ chán chường: Lại là mày!
– Lượt thứ hai: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?” ⇒ câu thực hiện hành động khuyên bảo mang hàm ý Bá Kiến rất trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.
c. Chí Phèo trong hai lượt lời đầu cố ý nói không đầy đủ nội dung. Phần hàm ý được thể hiện trong lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện
– Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng, không xin tiền thì xin gì.
Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
a.- Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động ngăn cản.
– Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém.
b. Bà đồ không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để hàm ý trêu chọc ông.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Để tạo ra cách nói có hàm ý còn tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp nhiều cách thức với nhau.
Ý D đúng.