Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
1. Tác giả
– Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh năm 1920
– Quê ở Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội.
– Tô Hoài là một nhà văn lớn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám.
– Sáng tác trên nhiều thể loại, truyện ngắn, tiểu thuyết.
– Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều cùng miền nhất là vùng Tây Bắc.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ.
– “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
– Năm 1952, ông theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỉ niệm sâu sắc về người và cảnh vật Tây Bắc – đây là động cơ để tác giả sáng tác ra tác phẩm này.
b. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
– Phần 2: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
– Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm.
c. Chủ đề: Nói lên sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và sự vùng dậy của người dân để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
I. Hướng dẫn bài học
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhân vật Mị
– Trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra:
+ Là một cô gái trẻ đẹp, hiền lành, đã có người yêu, thổi sáo rất giỏi, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ và có lòng tự trọng.
– Khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý:
+ Mị đau khổ, khóc đến mấy tháng.
+ Chốn về nhà cha cầm nắm lá ngón trong tay định tự tử nhưng nhìn cha lại không thể làm được đành quay về làm kiếp dâu gạt nợ.
+ Từ đấy Mị cứ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
+ Mị chỉ biết làm những công việc mà quanh năm ngày tháng làm đi làm lại,làm không ngưng nghỉ. Con trâu con ngựa nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ chứ đàn bà nhà này thì làm không nghỉ tay
+ Mị sống trong một căn phòng chỉ có một ô vuông bằng bàn tay để nhìn ra ngoài cũng không thể biết được trời nắng hay mưa chỉ biết thấy mờ mờ trăng trắng.
⇒ Mị bị giam giữ cầm tù cả tinh thần lẫn thể xác và mất hết ý niệm về thời gian và không gian
– Cảnh đêm tình mùa xuân:
+ Mị nghe tiếng sáo Mị bỗng thấy tâm hồn như phơi phơi trở lại. Mị cũng uống rượu ngày tết, Mị uống ực từng bát như uống cho hết nỗi nhục số phận.
+ Mị nằm lại trong nhà nghe tiếng sáo thổi, Mị bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày trước.
+ Nhưng rồi tự nhiên Mị thấy uất nếu như có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nghĩ nữa
⇒Sức sống trong Mị đã hồi sinh.
+ Mị thấy mình còn trẻ và Mị muốn đi chơi.
+ Mị vào buồng thắp sáng đèn như thắp sáng chính cuộc đời mình vậy.
+ Mị với tay lấy chiếc váy hoa chải lại đầu tóc để đi chơi. Nhưng A Sử ngăn cản hành động đó của Mị.
+ A Sử buộc Mị vào cột giữa nhà cột cả tóc lên khiến Mị không thể cúi đầu được. Nhưng khi ấy Mị vẫn còn đang say sưa theo tiếng sáo, rồi bỗng chốc Mị nghe tiếng chân ngựa đạp mạnh vào vách Mị cựa quậy không xong. Mị lại đau khổ
⇒ Sức sống của Mị trỗi dậy nhưng bị A Sử dập tắt một cách phũ phàng
– Đêm đông trên rẻo cao:
+ Mùa đông đến Mị thường dậy nửa đêm để hơ lưng hơ tay cho đỡ lạnh
+ Khi ấy Mị bắt gặp A Phủ đang bị trói, ban đầu Mị dửng dưng không thấy gì vì cảnh tượng này trong nhà thống lý đã quá bình thường
+ Nhưng rồi bắt gặp ánh mắt của A Phủ với hai dòng nước mắt lấp lánh. Mị thương người, thương mình. Mị quyết định cắt dây trói thả A Phủ đi.
+ Trong lúc sợ hãi Mị chạy theo A Phủ hướng đến cách mạng và sự tự do.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
* Tính cách của nhân vật A Phủ: Mạnh mẽ, gan dạ.
– – Xuất thân: Là chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, A Phủ bị người làng bắt đem bán xuống cánh đồng lưu lạc đến Hồng Ngài và lớn lên trong cảnh làm thuê, cuốc mướn.
– Dám đánh con trai nhà thống lí ⇒ Bị phạt vạ, làm tôi tớ cho nhà thống lí.
– Bị trói: Nhai đứt hai vòng dây mây quật sức vùng chạy ⇒ Khát vọng sống mãnh liệt.
– Lúc bị xử kiện: A Phủ gan góc chịu đòn, im lặng như tượng đá.
– Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là người tự do, không sợ cường quyền, kẻ ác.
– Khi để hổ ăn mất bò, A Phủ đề nghị xin đi bắt hổ.
– Được Mị cởi dây trói, chạy trốn khỏi nhà thống lí ⇒ Khát vọng sống tự do.
⇒ Nhân vật A Phủ mang những nét tiêu biểu của thanh niên miền núi Tây Bắc: chất phác, thật thà, khỏe mạnh, gan góc… dù bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng vẫn không nguôi khát vọng tự do.
* Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa ở nhân vật Mị và A Phủ:
Mị | A Phủ |
– Xuất hiện ngay mở đầu tác phẩm. – Mị được khắc họa từ một cái nhìn bên trong, nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm |
– Xuất hiện ở giữa tác phẩm. – A Phủ được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo nên nét nổi bật sắc nét về tính cách và hành động để thấy rõ được sự gan góc, táo bạo và mạnh mẽ từ nhân vật. |
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
– Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ (trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ… Đám trẻ con, chơi quay cười ầm trước sân nhà.
– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
– Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi (tôi cướp được con gái bố làm vợ, ném pao, tiếng sáo, kèn lá).
II. Luyện tập
Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Gợi ý:
– Niềm đồng cảm, thương xót của nhà văn trước số phận bất hạnh của Mị và A Phủ
Mị | A Phủ |
– Mị với số phận bất hạnh (nghèo và món nợ truyền kiếp) – Thân phận con dâu gạt nợ của Mị tại nhà Pá Tra + Bị tước đoạt về sức lao động + Bị đày đọa về tâm hồn – Nhà văn xót xa trước sự tê liệt hoàn toàn về tinh thần của Mị |
– A Phủ, một nạn nhân khổ đau của số phận (mồ côi, lưu lạc, khổ nghèo) – A Phủ còn là nạn nhân của sự áp bức, bóc lột của cha con thống lí Pá Tra (thân phận đứa ở trừ nợ) |
– Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo những tội ác dã man của bọn phong kiến thống trị và những hủ tục lạc hậu.
Phong kiến thống trị ( cha con thống lí Pá Tra) – Bản chất tham lam (cướp ruộng đất, cho vay nặng lãi…) – Sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính ( tước đoạt sức lao động, hủy hoại về tinh thần, xử kiện, phạt vạ, trói người đến chết… |
Hủ tục lạc hậu – Tục cưới hỏi nặng nề (đẩy cha mẹ Mị vào cảnh nợ nần) – Tục cướp dâu (biến Mị trở thành nô lệ) – Tục trình ma (áp chế, đầu độc bằng thần quyền làm tê liệt ý chí và tinh thần phản kháng) |
⇒ Tô Hoài đã viết một bản cáo trạng đanh thép kết tội bọn phong kiến thống trị miền núi đã chà đạp, tước đoạt không chỉ về sức lao động mà ác độc nhất, chúng đã dập tắt ngọn lửa ham sống ở những con người vô cùng đáng sống
– Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của con người vùng cao Tây Bắc
Mị | A Phủ |
– Xinh đẹp – Có tài thổi sáo (Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo…) – Tâm hồn khao khát yêu đương (trai làng đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị…) – Người con hiếu thảo… |
– Khỏe mạnh, cường tráng – Lao động giỏi ( biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo…) – Tính cách mạnh mẽ, ngang tàng (trốn lên vùng núi cao, đánh A Sử…) – Có khát vọng tự do |
– Ca ngợi sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ để đổi thay số phận
Mị | A Phủ |
ngọn lửa của lòng yêu đời, ham sống, của khát khao tự do luôn chờ cơ hội để trỗi dậy. | ngang tàng, gan bướng, giàu tinh thần phản kháng, chống trả lại cái ác |
– Tô Hoài đã tìm ra một hướng giải thoát mới cho người nông dân miền núi
Trước CMT8 (Nam Cao) | Vợ chồng A Phủ |
Truyện thường kết thúc bi thảm, bế tắc ( cái chết của bà lão, của lão Hạc, Chí Phèo…). Con người là nạn nhân đau khổ của hoàn cảnh | Từ sự vùng lên tự phát đến vùng lên một cách tự giác, Mị và A phủ đã đấu tranh, phản kháng để giải phóng chính mình, tiếp nhận ánh sáng cách mạng. |